61
lửa cháy ngày đêm, suốt tháng, đỏ rực góc trời, heo
rừng, nai, cọp chạy tán loạn. Rồi mộ phu cao su, từ
đồng bằng sông Hồng đến, cày theo lối thủ công với
sức trâu bò, ăn uống kham khổ, lại bị đánh đập thuốc
men không đủ, lắm người bị chết vì sốt rét. Mỗi đồn
điền tổ chức sẵn một bộ phận chuyên đóng áo quan,
cứ đôi ba ngày là có người chết. Lần hồi, giá mủ cao
su lên cao, nhiều đồn điền mọc lên, chủ nhân được
phép tổ chức dân phu thành đơn vị làng xã. Sau Đệ
nhất thế chiến (1914-1918), đồn điền mở rộng qui mô,
giới chủ nhân kêu gọi cổ phần, trụ sở chính bên Pháp,
đặt đại diện ở Sài Gòn. Xem cơ ngơi nay là Nhà thiếu
nhi thành phố (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa), ta thấy
mức giàu có của giới chủ nhân thời ấy.
Phía Lục tỉnh (đồng bằng sông Cửu Long đến Cà
Mau), từ sau năm 1900, đào thêm kinh giao thông và
thủy lợi, mức sản xuất lúa gạo tăng vọt, đưa lên Sài Gòn
theo đường thủy; có lúc Nam Bộ đứng hàng nhất nhì
toàn thế giới. Lý do: mặc dầu nói chung mỗi năm làm
một vụ, gạo không tốt nhưng dân số ít, vì vậy tiêu thụ
tại chỗ cũng ít. Gạo của đồng bằng bán lên miền Nam
Trung Quốc, qua Nhật, tận châu Phi.
Người Pháp ở Đông Dương đã dám vay nợ của chánh
quốc để đào kinh, sau đó lấy thuế điền (thuế đất), thuế
xuất khẩu lúa gạo trả lại không khó cho lắm. Các tỉnh
mới thành lập sau khi Pháp chiếm nước ta, trước kia
6 tỉnh (gọi Lục Tỉnh) Pháp chia làm 20 tỉnh với 20 thị