SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 63

63

Với Hà Nội là thủ đô, Sài Gòn đã là nơi hội tụ của

người Việt, từ đời các chúa Nguyễn. Ta nhớ chúa
Nguyễn mang nguồn gốc Thanh Hóa, quê hương của
trống đồng Đông Sơn. Tổ tiên chúa Nguyễn từng làm
quan ở Hà Nội. Nhà Lê với Lê Lợi là người Thanh Hóa,
lập cơ nghiệp nhờ sĩ phu đồng bằng sông Hồng và đóng
đô ở Hà Nội. Từ đời nhà Lê, đã chiêu mộ thêm lưu dân
vào phía nam Trung Bộ, phần lớn là nông dân nghèo
túng, hoặc bị tù đày vì nhiều lý do. Bị đày vì án hình
sự như trộm cắp, còn nhiều người bị đày vì chống đối
bọn cường hào ác bá phong kiến.

Khi vào Nam Bộ để mở nước và dựng nước, đợt đầu

vẫn là những nông dân nghèo từ Ngũ Quảng tức là Quảng
Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên, Huế) Quảng
Nam, Quảng Ngãi. Chúa Nguyễn và vua nhà Nguyễn
gốc từ Thanh Hóa nên đặt tin cậy trong buổi đầu vào
người đồng quê quán; những dòng họ như Nguyễn Hữu,
Nguyễn Cửu, Trương Phước, Tống Phước đều làm quan
to ở Nam Bộ, họ phổ biến nếp sống văn hóa của đồng
bằng sông Mã (Thanh Hóa). Giới điền chủ mô phỏng
phong tục của quan, nông dân mô phỏng phong tục của
điền chủ; thời phong kiến là vậy.

Dòng Nguyễn Hữu là Nguyễn Hữu Cảnh (Nguyễn

Hữu Kính) được người Nam Bộ sùng bái nhất, từ xưa
và lấy chức vụ của ông mà đặt tên cho con rạch quan
trọng, nối sông Tiền qua sông Hậu. Rạch Ông Chưởng
là nơi ông cho quân sĩ tạm trú quân (An Giang). Nay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.