SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 65

65

đền ơn. Vì bản thân từng người, ai cũng đã gặp những
lúc nguy nan, tồn tại được là nhờ bạn bè lắm khi xa lạ,
tình cờ quen biết sơ sài, lần đầu.

Không kỳ thị và không tò mò về nguồn gốc gia đình,

dòng họ. Gặp người đang giàu nhanh, không nể trọng,
nịnh bợ vì người ấy nhất định đã là nghèo rồi gặp cơ
hội, nhờ cần cù mà tiến lên khá giả. Gặp kẻ sa cơ, đạp
xích lô, ăn mày, thất nghiệp cũng chẳng dám khinh vì
họ nghèo chẳng qua là chưa gặp cơ hội, hoặc đã gặp cơ
hội nhưng chẳng biết khai thác. Chỉ vì thích sống tự do
nên bỏ qua dịp có thể làm giàu.

Bởi vậy, đa số thích sống bình dân, lắm khi dư tiền

dư bạc nhưng quen ăn uống ngoài lề đường như thuở nào
mình nghèo. Áo quần xuề xòa, có tiền trong túi là vui, tự
tin. Chỉ ăn mặc chỉnh tề, khi cần xã giao về hình thức.

Đã không kỳ thị tôn giáo thì cũng không kỳ thị dân

tộc. Người Ấn theo Hồi giáo cứ ăn thịt bò, thích cà-ri
dê thì ta ăn cà-ri để cùng thông cảm. Và quả thật món
cà-ri khá hấp dẫn. Ăn cà-ri Ấn với bánh mì của Tây.
Người Ấn qua Sài Gòn hồi những năm cuối thế kỷ XIX,
sau khi Pháp chiếm Nam Bộ. Bên Ấn Độ, từ trước đó,
người Pháp chiếm vài thành phố làm nhượng địa, sung
túc nhất là Bombay. Họ qua Sài Gòn, Chợ Lớn bán tơ
lụa, vải, dấu ấn còn lại là cầu Chà Và ở Chợ Lớn, sát
mé sông bấy giờ trưng bày nhiều sạp vải của người
Ấn. Lần hồi, nhiều người Ấn nghèo nàn, đến mở quán
ăn, làm nghề nuôi bò sữa khá thành công. Họ cũng bán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.