SƠNNAM
GIỚI THIỆU
SĐI GÌN XƯA
hàng rong, món đặc sản là đậu rang, bánh rế, nay không
còn. Nhiều người Ấn qua Sài Gòn làm nghề cho vay
bạc, lập những hiệu tín dụng nhỏ, hợp pháp, cho vay
với điều kiện dễ dàng, miễn là có đồng lương ổn định
hoặc tài sản thế chấp. Họ giữ bí mật nhưng khi thân
chủ không đủ khả năng chi trả họ tỏ thái độ cứng rắn.
Họ còn đấu thầu bến đò, khai khẩn đất ruộng. Một số
người theo Hồi giáo (kiêng thịt heo) lập thánh đường
riêng với bốn trụ cột khá cao. Người theo Ấn giáo lập
những cơ ngơi mà ta gọi là “chùa”, được nhiều người
biết đến là chùa Bà Đen, nữ thần Ấn Độ được đồng
hóa với Bà Đen ở điện Bà trên ngọn núi cao phía Tây
Ninh. Chùa Bà Đen này hãy còn sinh hoạt, nhang khói
không dứt tại đường Trương Định, ngay trung tâm Sài
Gòn. Người Ả Rập ở những nhượng địa xưa của Pháp
như A Đen, Djibouti qua Sài Gòn sống với nghề gác
dan, giữ kho hàng, được tin cậy. Ấn giáo, Hồi giáo tuy
không thu hút được tín đồ người Việt nhưng người Việt
cũng đến cầu phước.
Người Hoa đến Chợ Lớn để làm ăn, sản xuất những
mặt hàng tiểu công nghệ, chế biến, từ tương, chao, nến,
nhang, quạt giấy đến lạp xường, heo quay, nhất là khai
thác quán cà phê với bánh bao, xiếu mại khó quên. Phần
lớn, họ qua Sài Gòn - Chợ Lớn khi người Pháp mở cảng
với kinh tế thị trường. Họ ít khi đến với đàn bà, phần
đông cưới vợ người Việt. Việc khai thác lúa gạo ở phía
đồng bằng tạo cho người Hoa nhiều cơ hội làm ăn.