SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 68

SƠNNAM

GIỚI THIỆU

SĐI GÌN XƯA

Bóng đá, đua xe đạp được hâm mộ. Thời xưa, số người
đọc sách văn học hoặc làm thơ còn ít.

Sống ở bến cảng, luôn luôn tiếp xúc với hàng ngoại

nhập, ai nấy thích dùng thử cho vui và so sánh, lắm khi
mua với giá rẻ mạt, vì là hàng lậu thuế. Trong nhiều
trường hợp, đây là sự lãng phí, là thời trang lẩm cẩm,
sớm nở tối tàn. Mới và lạ chưa ắt tốt và có chất lượng.

*

* *

Dân số Sài Gòn và Chợ Lớn tăng nhanh, đến tốc

độ chóng mặt. Cách đây nửa thế kỷ (năm 1941) được
nửa triệu người, nay thì gấp mười lần. Không phải vì
người Sài Gòn sinh đẻ nhiều, nhưng phần lớn là do
hai cuộc chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, suốt
30 năm dai dẳng.

Để tránh tai nạn chiến tranh như bom đạn, giặc bắn

giết bừa bãi, sinh kế không ổn, nhất là việc cày cấy
ruộng nương, nhiều người từ phía đồng bằng sông Cửu
Long, từ miền nam Trung Bộ kéo đến Sài Gòn để sinh
sống. Nhà cửa bấy giờ còn sơ sài, vùng gọi là ngoại ô
trước kia để trồng rau cải lần hồi trở thành đất gia cư.
Nhất là thời chống Mỹ, giặc dồn dân từ miền quê về
Sài Gòn để dễ bề kiểm soát.

Với vị trí địa lý của Sài Gòn, lần hồi được gọi “hòn

ngọc Viễn Đông”, việc giao thương càng thuận lợi với
các nước Đông Nam châu Á. Sân bay Tân Sơn Nhất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.