SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 64

SƠNNAM

GIỚI THIỆU

SĐI GÌN XƯA

còn nhiều đình miếu dọc theo bờ rạch ấy. Tại thị xã
Châu Đốc, tại Cù lao Phố (Biên Hòa), ông được cúng
tế trang nghiêm như vị thượng đẳng thần.

Đồng bào Nam Bộ vì kỵ húy, gọi trại là kiểng, thay

vì cảnh (cây cảnh thì gọi cây kiểng).

Dòng họ Tống Phước, quê Thanh Hóa một thời lẫy

lừng ở Vĩnh Long, làm quan cai trị.

- Dòng họ Nguyễn Cửu, như Nguyễn Cửu Vân đã

lập chùa Hộ Quốc (Biên Hòa), đào kinh Châu Phê ở
Long An, lại đào kinh Bảo Định nối sông Tiền từ Mỹ
Tho qua Vàm Cỏ Tây của Long An, Sài Gòn có rạch
Thị Nghè, bà là con gái của Nguyễn Cửu Vân, tên thật
Nguyễn Thị Khánh.

- Đào Duy Từ, người Thanh Hóa, được truyền tụng

như dày công phổ biến và cải cách bộ môn hát bội...

Đình thành hoàng ở Nam Bộ là hình thức cụ thể, linh

động của sự thống nhất đất nước từ Bắc chí Nam. Nghi
thức cúng tế giống nhau về nội dung: dâng ba tuần rượu
cho thần thánh; thần thánh đại diện cho Trời Đất. Con
người phải giữ lòng nhân ái, thương người đồng loại,
cho phù hợp với đạo Trời Đất.

Trong đời sống hàng ngày, vì là dân tứ xứ, khi đến

Sài Gòn - Chợ Lớn đa số đều là nghèo nên ai nấy tỏ
thái độ vui vẻ hòa nhã khi gặp nhau. Dầu từ đâu đến,
thuộc tôn giáo nào cũng xem như bà con, bạn bè. Sống
được nhờ bạn bè. Lúc nguy nan, nhờ bè bạn. Giúp bạn
bè trong đời sống hằng ngày là bổn phận, không chờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.