SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 78

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

thuộc tỉnh An Giang, từ buổi mở nước được đồng bào
đặt tên Lòng Ông Chưởng (lòng: lạch, rạch), vùng đất
bên bờ gọi Cù lao Ông Chưởng (Chưởng dinh Nguyễn
Hữu Cảnh), nơi ông đình trú gọi là Dinh Ông, theo con
rạch nói trên, nhiều đình khang trang thờ ông. Lại còn
những trường học, tên đường phố... Ở thành phố Hồ
Chí Minh, quận Một vẫn có đường Nguyễn Hữu Cảnh
khiêm tốn, qua sự cân nhắc. Dưới chế độ cũ, nhà văn
Thuần Phong Ngô Văn Phát lãnh trách nhiệm phần nào
việc đặt tên đường (thời kháng Pháp, ở vùng tạm chiếm)
đã đặt đường Nguyễn Hữu Cảnh ở nơi kém trang trọng.
Về sau gặp ông, tôi thắc mắc, ông giải đáp: “Danh nhân
nước nhà kim cổ quá nhiều, Nguyễn Hữu Cảnh lừng danh
với buổi đầu khẩn hoang phía Nam Bộ; bên Cầu Kiệu
và ven sông còn vùng đất thấp (gọi cù lao), ai cũng chê
nhưng đồng bào miền Trung vào đang bồi đắp xây dựng
nhà cửa, đặt tên ông để gợi truyền thống khẩn hoang ở
bãi sông đô thị”.

Tây phương đặt ra hình tượng “tảng băng chìm” để

chỉ cái thực chất quan trọng của mọi hiện tượng, phần
nổi được rạng rỡ vì nhờ vào phần chìm khó thấy đang
nâng đỡ lên. Ta có câu “Ăn cơm mắm, thấm về lâu”.
Muối và vị ngọt ngào của con cá lên men hòa quyện
nhau. Ăn mía, ăn dưa hấu chấm muối, cũng như nấu
xong nồi chè, “dằn” thêm chút muối. Nguyễn Hữu Cảnh
trong tâm trí người lớn tuổi ở Nam Bộ là chút muối, chút
mắm, nói theo Tây phương là “Muối của Đất”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.