SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 80

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

nơi chưa đông dân, vì đơn vị làng xã phải tự lực về thuế
khóa ở mức tối thiểu.

Người Việt đã đến vùng Biên Hòa, Sài Gòn trước đó

hàng bốn mươi năm. Gọi chung là lưu dân, theo nghĩa
vừa xấu vừa tốt, là dân “trốn xâu lậu thuế” đối với nhà
nước. Thêm người Mã Lai phiêu lưu đến tìm đất ven
sông, ven biển, ở hải đảo, hoặc người ven biển Nam
Trung Hoa, đảo Hải Nam đến tìm cơ hội để “dọc ngang
một cõi”. Bốn vạn hộ nên được hiểu là người Việt phần
lớn, đã dựng được túp lều, đang canh tác ruộng nước ở
đất thấp, hoặc chọn những giồng tương đối cao ráo để
làm hoa màu phụ: đậu, bắp, khoai, thuốc lá, trầu... Nơi
định cư ấy phải đủ nước sinh hoạt dễ dàng; con người
có thể nhịn đói nhưng không thể nhịn khát, nấu cơm
canh cần nước ngọt, nước ngọt hiểu là nước giếng, hoặc
nước sông, ở gần biển thì tìm được vài mạch nước ngọt.
Trong bốn vạn hộ nói trên, chắc chắn không tính người
dân tộc thiểu số miền Đông, hoặc người dân tộc Khơme
từ lâu theo nếp sinh hoạt co cụm ở sóc, ở thôn bản.

Đủ bản lĩnh tiếp cận với người nước ngoài, khác văn

hóa mình thì mới tồn tại và phát triển được.

Trịnh Hoài Đức (trong Gia Định Thành Thông Chí)

mô tả vùng Nam Bộ “đất ruộng phì nhiêu, có địa lợi sông
biển, thêm muối và đậu, lúa rất nhiều”. Và từ trước, nước
Chân Lạp trên danh nghĩa đã là phiên thuộc của chúa
Nguyễn. Bốn mươi năm trước khi Nguyễn Hữu Cảnh
vào Nam, từ Phú Yên (bấy giờ là đất tiền tiêu của ta,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.