SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 82

SƠNNAM

ẤN TƯỢNG

300 NĂM

mưu đưa quân từ Nha Trang vào đánh Sài Gòn, Gò Bích
(Lovek), tận Nam Vang, kéo dài non hai tháng, ngược
dòng sông Cửu Long. Chiến thắng khá dễ dàng. Để
khen thưởng, chúa cho Nguyễn Dương Lâm làm trấn
thủ dinh Bình Khang (Nha Trang). Sự việc cứ xảy ra
dồn dập: 5 năm sau, năm 1679, di thần “bài Mãn, phục
Minh” từ Quảng Đông kéo đến, võ trang đầy đủ, cùng
đi có gia đình, hơn 50 chiến thuyền, ghé cửa Tư Dung
(Huế) và cửa Đà Nẵng xin tỵ nạn. Sự kiện này nhiều
tư liệu đã nhắc đến. Để giải tỏa tình huống phức tạp,
tránh rắc rối ngoại giao với nhà Thanh và tránh việc
nuôi ăn số người khá tạp nhạp, Hiền Vương cho phép
một cánh đến vùng Mỹ Tho (ven sông Tiền) và cánh
khác thì đi ngược sông Đồng Nai, lên Biên Hòa. Cánh
thứ nhì này trú đóng ở đất Bàn Lân (chợ Biên Hòa sau
này). Bàn Lân phải chăng là nơi nhiều cây bằng lăng
nguyên sinh? Hiền Vương mất, Nghĩa Vương lên thay
thế, gặp lúc cánh quân “bài Mãn, phục Minh” ở Mỹ Tho
trở thành bất hảo, thay vì khẩn hoang thì họ đóng chiến
thuyền, đúc đại bác, chiếm các vị trí quan trọng ở sông
Tiền để cướp bóc người qua lại buôn bán. Cầm đầu là
phó tướng Hoàng Tấn, hắn giết chủ tướng là Dương
Ngạn Địch. Chúa Nghĩa sai Vạn Long Hầu (Mai Vạn
Long) và Bộ tham mưu đưa quân đến. Hoàng Tấn bị
giết và ta phá đồn trại tại Rạch Gầm. Vạn Long Hầu
dùng chính sách khoan hồng, tha tội cho bọn thổ phỉ còn
sót lại, giao cho cánh Trần Thượng Xuyên (tức Thắng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.