83
Tài ở Đồng Nai) thống lĩnh làm tiên phong, đóng quân
ở Cù lao Giêng.
Chi tiết trên rất quan trọng: Cù lao Giêng, tên chữ
là Doanh Châu, nói trại ra, hiểu là kiểu thi vị hóa, như
chốn Bồng Lai, Doanh Châu dành làm cõi Tiên. Đó là
một chốt tiền tiêu quan trọng, từ trước đã qui tụ được
dân, vì quân sĩ mới đến khó tự túc về lương thực được.
Cù lao Giêng gần biên giới, hơi chếch với Cù lao Ông
Chưởng mà sau này Nguyễn Hữu Cảnh dừng binh, quả
là một đồn thám sát.
*
* *
Chúa Nghĩa mất, sau khi ở ngôi chúa được bốn năm.
Nguyễn Phúc Chu thay thế cha, lấy hiệu là Quốc chúa
(sau khi mất gọi Minh Vương).
Nguyễn Phúc Chu là vị chúa năng nổ, với cao vọng
lớn. Tình thế khá thuận lợi, thừa hưởng công lao các vị
chúa trước, lại biết cách nhân lên thành tích. Chúa xưng
Thiên Túng Đạo Nhân; thiên túng phải chăng là “bầu
trời đất dọc ngang ngang dọc?”. Lại mến mộ đạo Phật,
mời Thích Đại Sán từ Quảng Đông qua để chấn chỉnh
giáo lý. Bấy giờ phố Hội An đang độ phát triển, nhờ
chính sách cho nước ngoài đầu tư, lại đúc ấn vàng khắc
chữ “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh Trấn Chi Bảo”.
Xưng là chúa, vì vua là vua nhà Lê còn ở Thăng Long.
Trịnh - Nguyễn phân tranh đã chấm dứt 25 năm qua,
con sông Gianh làm ranh giới. Trên bản đồ phía Nam