SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
thuở ấy, còn hai vùng đất tuy người Việt đã cư ngụ nhưng
chưa tổ chức chính quyền: vùng nay là Phan Thiết và
hai con sông Tiền và Hậu của sông Cửu Long. Phía vịnh
Xiêm La, Mạc Cửu đang hưng thịnh, cảng Hà Tiên tấp
nập với thương gia người Việt, người Hoa, người Tây
phương, thêm người Đồ Bà (hiểu là người Mã Lai, gọi
nôm na Chà Và), bị thúc ép giữa thế lực người Chân
Lạp và người Xiêm La.
Nguyễn Hữu Cảnh, khi Nguyễn Phúc Chu vừa lên
kế vị (1692), đang giữ chức Cai cơ. Vua nước Chiêm
Thành làm phản, đưa quân toan tái chiếm thành Diên
Khánh (Nha Trang). Nguyễn Hữu Cảnh cùng Tham mưu
là Nguyễn Đình Quang đi đánh dẹp, thắng trận, đặt vùng
Phan Thiết làm trấn Thuận Thành, lại dẹp luôn cuộc
khởi loạn do một người Hoa cầm đầu. Xong việc, ông
được thăng chức Chưởng cơ, lãnh trấn thủ dinh Bình
Khang (Nha Trang).
Thế là để cho bản đồ được liền lạc nhau, ta chỉ còn
một công tác chiến lược quan trọng là làm chủ sông
Cửu Long huyết mạch, nguồn ban bố phù sa cho đồng
bằng với hai con sông Tiền, sông Hậu, ngoài cửa biển
còn nhiều hải sản.
Quan trọng nhất vẫn là sông Tiền chảy ngang qua
vùng Mỹ Tho, lên đến Nam Vang. Những chuyến hành
quân bấy giờ luôn luôn theo sông Tiền. Nguyễn Hữu
Cảnh lãnh trách nhiệm đột phá và hoạch định vùng biên
giới để ta làm chủ con sông rất “nhạy cảm” này. Trước