SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
Nam đến ở khắp nơi, đặt ra phường ấp xã thôn, chia
cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn
định thuế đinh, điền và lập sổ bộ đinh điền. Từ đó, con
cháu người Tàu ở nơi Trấn Biên thì lập thành xã Thanh
Hà, ở nơi Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương rồi
ghép vào sổ hộ tịch”.
Ta hiểu là Nguyễn Hữu Cảnh với chức vụ Kinh lược
đã thay mặt chúa Nguyễn tuyên bố chính thức bằng việc
làm rằng vùng Đồng Nai và Sài Gòn là lãnh thổ của Việt
Nam, với cơ chế hành chính và quân sự như các dinh
khác ở miền Trung. Không thấy tư liệu nào ghi Nguyễn
Hữu Cảnh ngụ trong Nam năm ấy được mấy tháng. Liệt
Truyện ghi “Kế đó, trở về lãnh trấn như cũ”.
Công việc xếp đặt chia ra xã thôn không thể tiến hành
nhanh chóng được, thiếu viên chức phụ trách để kiểm
tra, đo đạc. Nhưng đây là “khung” để làm việc. Trong
“Tìm hiểu quan chức nhà Nguyễn” của Trần Thanh
Tâm (NXB Thuận Hóa, 1996), thấy giải thích như sau:
“- Dinh, một cấp hành chính trực tiếp thuộc triều
đình, nằm trên phủ, huyện, dưới thời các chúa Nguyễn.
Về sau, đổi thành Tỉnh hay Trấn.
- Chúa Nguyễn tổ chức chính quyền như một triều
đình nhỏ với Tam ty.
a. Cai bạ, đứng đầu Tướng thần lại ty, lo việc thu
thuế, cấp lương bổng.
b. Ký lục đứng đầu Xá sai ty chuyên lo việc tư tụng,
văn án...”.