85
tiên, ta chính thức đặt chính quyền của ta ở vùng Đồng
Nai - Sài Gòn. Xin trích nguyên văn của Gia Định Thành
Thông Chí, do Trịnh Hoài Đức biên soạn trễ lắm là vào
năm 1820, khoảng 120 năm sau khi xảy ra sự việc. Họ
Trịnh sinh ở Biên Hòa, gắn bó với phần đất này từ hai
đời nên chịu ghi chép kỹ. Đại Nam Liệt Truyện Tiền
Biên không ghi gì lạ hơn, thiếu chi tiết, với tầm nhìn vĩ
mô hơn, so với cả nước, soạn từ đời Tự Đức năm thứ
5 (1852), tức là sau Trịnh Hoài Đức khoảng 30 năm.
Đây cũng gần như trường hợp Đại Nam Nhất Thống Chí
(tôi nói riêng về Lục Tỉnh Nam Kỳ) gần như sao chép
Gia Định Thành Thông Chí, thêm chút ít chi tiết nhỏ.
Bộ Nhất Thống Chí này kết thúc sau khi Nam Kỳ Lục
Tỉnh đã rơi vào tay thực dân Pháp (thiếu Trương Định,
Nguyễn Đình Chiểu...).
Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), Minh Vương
Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ đem
quân (từ Bình Khang, Nha Trang) đi kinh lược để lập
ra Gia Định phủ ở xứ Đồng Nai. Tại Đồng Nai, đặt
huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; lập xứ Sài
Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi
dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bộ và Ký lục để quản trị.
Nha thuộc có hai ty Xá lại để làm việc. Quân binh
thì có cơ đội thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh
để hộ vệ.
“Đất đai mở rộng 1.000 dặm, dân số hơn 40.000
hộ, chiêu mộ những lưu dân từ Bố Chánh châu trở vô