SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 87

87

Lưu thủ là chức vụ với nhiệm vụ gì, không thấy

giải thích.

Phủ Gia Định vừa thành lập được xem như kiểu “triều

đình nhỏ hơn”. Hơn bốn mươi năm sau, đời Võ Vương,
đổi Ký lục làm Bộ Lại, Cai bạ làm Bộ Hộ, đại khái có
thể hiểu thời Nguyễn Hữu Cảnh viên Cai bạ lo lập bộ
sổ để thu thuế điền, thuế đinh, còn viên Ký lục lo lập
địa bộ, tức là ghi ranh giới, quyền sở hữu chủ của từng
người đã đăng ký.

Đo đạc từng sở đất là điều khó khăn, cần nhiều nhân

viên thực hiện trong nhiều năm (mãi đến đời Minh
Mạng năm thứ 17 (1836) mới lập địa bộ lần đầu tiên
ở Nam Bộ).

Chúa Nguyễn được hưởng gì với chuyến kinh lược

của Nguyễn Hữu Cảnh? Mở rộng bờ cõi, củng cố thế lực,
trực tiếp gây sức ép với chúa Trịnh bên kia sông Gianh.
Thêm thuế khóa, lúa gạo, thêm binh sĩ. Lúc Nguyễn
Hữu Cảnh vào Nam – Cù lao Phố đã trù phú, tấp nập
tàu buôn nước ngoài, ngoài người Hoa còn có người
Tây phương, người Nhật đến dò xét thị trường. Người
Hoa đã có kinh nghiệm về mua bán, lập kho hàng, kỹ
thuật đi tàu buồm đường xa, nhất là có vốn, có tổ chức.
Bán hàng hóa ở Cù lao Phố thì phải cần người mua. Và
người muốn mua cần đưa ra sản phẩm gì để trao đổi, qua
đồng tiền. Người Hoa và người Minh Hương (Hoa lai
Việt) được tôn trọng về phong tục, tập quán. Sản phẩm
của cảng Cù lao Phố bấy giờ ngoài gạo Biên Hòa còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.