SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 89

89

tỏ rằng trước khi Nguyễn Hữu Cảnh đến, lưu dân đã đi
xa về phía Tây, thấy nơi đất mới phì nhiêu, muốn làm
ruộng nước thì phải quảng canh, trên diện tích rộng. Đất
mới, phải gánh chịu nạn heo rừng, chim rừng, chuột bọ
phá hại hoa màu, nên khấu trừ sự tổn thất tất yếu. Nhắc
lại đời Hiền Vương (1679), khi Dương Ngạn Địch đến
xin tị nạn, chúa Hiền đã cho xá sai Văn Trinh và tướng
thần Lại Văn Chiêu đưa thư trình với vua Chân Lạp để
giao vùng đất Mỹ Tho cho người Hoa tị nạn. Mãi đến
năm 1732, sau này lại đặt dinh Long Hồ ở Cái Bè, sát
tả ngạn sông Tiền, vì dân đã đông đúc nhanh chóng với
chính sách của Kinh lược Nguyễn Hữu Cảnh. Chính sách
ấy cụ thể như thế nào? Trịnh Hoài Đức ghi đại khái:

- “Địa phương Đồng Nai nguyên xưa nhiều ao đầm

rừng rú, khi đầu thiết lập ba dinh (Trấn Biên, Phiên
Trấn, Long Hồ), mộ dân đến ở, pháp chế còn khoan
dung, giản dị, có đất ở hạt Phiên Trấn mà đăng ký vào
sổ thuế ở hạt Trấn Biên. Hoặc có đất ở hạt Trấn Biên
mà đăng ký vào sổ của Phiên Trấn, như vậy cũng tùy
theo ý của dân, không có ràng buộc chi cả, cốt yếu khiến
dân mở đất khẩn hoang cho thành điền, lập thôn xã mà
thôi. Đất hiện còn bùn cỏ mà trưng làm sơn điền, hoặc
ngược lại (nhằm trốn thuế, chịu thuế nhẹ – SN). Đến
diện tích sào mẫu, khoảnh sở thì tùy theo lời kê khai rồi
ghi vào bộ sổ chớ không có người đi đo đạc kiểm tra để
xem đất rộng hẹp, tốt xấu. Còn số thuế nhiều ít, đong
lường dùng đơn vị làm hộc cũng tùy tiện, hộc nơi này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.