SƠNNAM
ẤN TƯỢNG
300 NĂM
lâm sản cao cấp, thí dụ như sừng tê giác, ngà voi, lộc
nhung, gỗ quí. Với tiền bán, người dân đủ sức mua vải
bô, thuốc cao đơn hoàn tán, tô chén, lụa là, mức sống
khả quan hơn.
Sài Gòn đã khá đông dân nên được nâng lên làm một
trấn, phía Long An (Giồng Cai Yến) đã làm ruộng, cũng
như vùng Cần Đước, Cần Giuộc, đặc biệt là rất gần Sài
Gòn như Phú Nhuận, Thủ Đức, Giồng Ông Tố, Hóc
Môn, Gò Vấp... Trong Địa chí tỉnh Gia Định đầu thế
kỷ XX người Pháp xác nhận xã Hanh Thông (Gò Vấp)
đã lập chính quyền địa phương ngay năm 1698. người
Hoa khá đông, lo cuốc rẫy, mua bán, vì vậy Nguyễn
Hữu Cảnh lập ngay làng Minh Hương.
Đáng chú ý: Bấy giờ Sài Gòn vẫn là trung tâm về
quân sự, đầu não chỉ huy khi cần bảo vệ đồng bằng sông
Cửu Long. Mặc dầu rừng rậm, đầm lầy còn nhiều, khí
hậu chưa tốt, nhưng lưu dân đã triển khai diện tích ruộng
nước. Những cánh quân hàng ngàn người đi xa tận Nam
Vang chắc không cần mang theo nhiều gạo mà vẫn đủ
sức chiến đấu, chứng tỏ rằng dọc đường họ được người
khẩn hoang tiếp tế đầy đủ.
Trấn Biên (Biên Hòa) bao gồm luôn Bà Rịa thì dễ
hiểu, nhưng đối với Phiên Trấn mà trung tâm là Sài Gòn
thì bấy giờ ranh giới ăn từ Sài Gòn đến Mỹ Tho, Cai
Lậy, Cái Bè, tận tả ngạn sông Tiền (đến bờ bên này của
phà Mỹ Thuận) quá rộng rãi, Trịnh Hoài Đức ghi bấy
giờ “đất đai mở rộng 1.000 dặm”. Chi tiết này chứng