79
Nói đến Nguyễn Hữu Cảnh là nhắc đến công lao mở
nước, lập nền móng chính quyền ở Nam Bộ, trước đó,
ông đã góp công mở đất phía Nam Trung Bộ. Việc mở
nước của dân tộc ta khởi đầu từ đời Lý với Lý Thường
Kiệt. Người ở Trung Bộ thấy rõ lịch sử đã diễn ra dồn
dập từ bao đời. Khúc hát Nam Ai, bản Vọng Cổ vẫn
còn đó, khó bị xóa mờ vì nhạc Tây phương. Năm 1949,
non nửa thế kỷ trước đây, thời kháng Pháp, Hoàng
Xuân Hãn viết lời Tựa cho công trình khảo cứu về Lý
Thường Kiệt:
“Vẫn biết sống về tương lai, nhưng dĩ vãng là gương
nên ngắm lại.
“Vẫn biết tương lai là thế giới đại đồng, nhưng trước
lúc ấy, nước mình phải là một nước thật.
“Vẫn biết chớ vịn vào phân tranh đời trước mà gây
oán thù đời sau, nhưng biết rõ sự tranh đấu đời xưa, sẽ
làm cho các nước càng kính nể nhau thêm, và mới hiểu
vì sao mà phải cộng tác ngang hàng”.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, ông Hoàng Xuân Hãn đã
mãn phần, những suy nghĩ nói trên vẫn còn đáng lưu
ý, mặc dầu nay là thời đại khoa học kỹ thuật, bùng nổ
thông tin, muốn làm kinh tế, làm văn hóa cần phải nhìn
các nước láng giềng.
Khi Nguyễn Hữu Cảnh từ Nha Trang vào Nam thì
sẵn có 4 vạn hộ rồi. Bốn vạn hộ là 40.000 nhà, mỗi
nhà phỏng định 5 người kể luôn già trẻ trai gái, khoảng
200.000 miệng ăn. Không thể tổ chức chính quyền ở