SĂN SÓC SỰ HỌC CỦA CON EM - Trang 110


2

Đã đành nhiệm vụ của một công chức giáo viên đối với quốc gia khác
nhiệm vụ của một công chức thư ký sở Ngân khố chẳng hạn, nhưng ta cũng
không nên vịn vào lẽ nghề dạy học là một nghề thiêng liêng mà bắt nhà
giáo phải sống một đời kiểu mẫu như đời Khổng Tử hoặc Socrate.

Trái lại, coi nhà giáo như một công chức khác thì cũng quá. “Ông dạy con
tôi thì ông ăn lương nhà nước, tôi cho con tôi đi học thì tôi đóng thuế cho
chính phủ; thế là hết nợ nhau rồi”. Chỉ những người không biết trọng sự học
mới thốt ra lời ấy. Than ôi! Trong xã hội ngày nay có một số đông người
như vậy.

- Khó xử nhất là khi gặp những ông giảo quá tự tín.

Một ông nọ dạy lớp ba, thấy một bài làm của một trò nọ có chữ dặn (dặn
dò), cho là viết sai, thêm ngay chữ g vào sau. Nếu chỉ có vậy thì là chuyện
thường vì hiện nay ta chưa có thể bắt hết thảy các nhà giáo thuộc chính tả
được, chính các nhà văn, nhà báo mà mươi người tới bảy tám người còn
viết sai thay! Nhưng nhà mô phạm đó lại lấy thước kẻ quất vào bàn tay em
nhỏ, bảo: “Để sau mày nhớ: dặn dò thì phải có g nghe không?”

Khi em ấy về nhà ông thân em thấy một lằn đỏ ở bàn tay, hỏi em, em kể đầu
đuôi.

Ở vào địa vị người cha đó, bạn hành động ra sao? Làm thinh, rồi, nếu có thể
được, xin cho trẻ đổi lớp, chứ biết làm sao bây giờ?

Một anh bạn tôi ngày nào cũng coi tập của trẻ, một hôm thấy thầy giáo viết
trong tập một em học lớp năm, hai chữ (cái dỉa) (dỉa dấu hỏi), anh sửa lại là
“cái dĩa” (dĩa dấu ngã).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.