Sở dĩ Chánh phủ phải tạm thời áp dụng phương pháp này để cho thí sinh
có thể sưu tầm tài liệu một cách dễ dàng, vì trong lúc giao thời, ta vẫn còn
thiếu sách vở Quốc văn.
Song có điều tôi không hiểu là sao người viết bài đó lại lẫm lẫn công
việc sưu tầm tài liệu với công việc làm bài được? Thí sinh có thể sưu tầm
tài liệu trong sách Pháp rồi viết bài bằng tiếng Việt được chứ.
[8]
Đáng buồn rằng tới nay (1967) một số giáo sư Đại học vẫn còn khinh
tiếng mẹ đẻ mà Việt ngữ vẫn chưa giành lại được địa vị ở Đại học.
[9]
Đó là đối với những em ở ban Trung học; các em dưới 10 tuổi thì
không nên học hoặc làm một bài quá nửa giờ. Đối với những em 6-7 tuổi
thì 15 phút đã là nhiều.
[11]
Ông viết những câu rất ngắn ra lệnh cho trẻ, như:
Em lại đây.
Đặt trái xoài lên bàn.
Trẻ nhìn vào những câu ấy mà coi như những hình vẽ, hiểu nghĩa rồi thì
ghi hình ảnh trong óc.
Lần sau trông thấy những hình ấy là nhớ lại nghĩa và làm theo lệnh, hoặc
đi lại gần ông, hoặc đặt trái xoài lên bàn.
Ít lâu sau, ông viết tên một đồ vật lên một miếng giấy để bên cạnh vật ấy.
Các em biết tên vật rồi, nhìn chữ và biết ngay cách đọc. Chẳng hạn, bên
cạnh trái cam ông viết chữ cam. Các em nhìn trái cam, biết ngay hình vẽ đó
đọc là cam, và lần sau gặp hình nào y như hình ấy thì cũng đọc là cam.
Lần lần các em biết hết những chữ chỉ các vật thường dùng và chỉ tên các
bạn trong lớp.
Dạy viết cũng theo cách đó. Chỉ trong một năm là trẻ biết đọc, biết viết.
Phương pháp ấy lợi dụng ký tính rất mẫn tiệp của trẻ về hình ảnh và hợp
với óc chưa biết phân tích, chỉ mới biết nhận xét toàn bộ của trẻ.
[12]
Chẳng hạn khi chỉ cho trẻ một thống kế biểu về số gạo nước nhà
xuất cảng mỗi năm, ta cho trẻ so sánh số đó với số mẫu ruộng khai phá
thêm trong thời kỳ ấy để biết sự mở mang đất đai ảnh hưởng đến sự sản
xuất lúa ra sao; rồi lại so sánh số xuất cảng của ta với số xuất cảng của các
nước láng giềng như Thái, Miên...