Cuốn “Mental physiology” của Carpenter chép một chuyện lạ lùng. Một
ông nọ di với bạn lại thăm một miền chưa bao giờ đi tới. Khi đến trước cửa
một lâu đài, ông ta có cảm tưởng đã trông thấy cửa đó một lần và nhớ rõ cả
nhũng chi tiết này: có người ngồi dưới cửa và một con lừa đi qua cửa. Sau
hỏi bà cụ thân sinh của ông thì cụ bảo hồi ông 16 tháng, ông nằm trong cái
rổ đặt trên lưng lừa và đi qua cửa đó.
Một cô gái Anh đi chơi xe máy, khi leo lên một cái đồi, bỗng ngừng lại,
mặt tái đi, nói với bạn đồng hành: Vô lý quá. Nhung rõ ràng là tôi biết chắc
bên kia đồi có gì!”. Rồi cô tả một ngôi nhà thờ, một khu nhị tỳ, cây cối cùng
nhà cửa. Lên tới đỉnh đồi, nhìn xuống, quả nhiên cảnh đúng như vậy. Mà cô
ta chưa hề tới đó lần nào, miền đó cũng chưa có ai tới chụp hình để bán. Cô
cùng với bạn xuống đồi, vào nhị tỳ chơi, bỗng thấy những ngôi mộ của tổ
tiên cô sống hai trăm năm trước. Thế thì loài người có thể nhớ được cả
những cái tổ tiên ta đã thấy chăng?
Kỳ dị nhất là câu chuyện dưới đây trong cuốn “Les vies successives” của
De Rochas. Ông dùng nhân điện thôi miên một người tên là Mayo, cho
người đó mê man rồi hỏi về những việc hồi nhỏ cùng những việc tiền kiếp
của y. Ông hỏi:
- Bây giờ anh là ai?
Y đáp:
- Bây giờ tôi là một người đàn bà tên Line, tôi chết trôi, người ta tìm thấy
thây tôi.
Anh ta không biết chút gì về thuyết luân hồi, vậy không lẽ anh bịa ra câu
đó. Bịa làm sao được trong lúc mê? Vả lại lần nào đánh mê anh rồi hỏi, anh
cũng đáp như vậy. (Coi cuốn “Les vies antérieures” của L. Chevreuil)
[23]
Coi thêm cuốn “La mémoire” của Commandant Janius và cuốn
“Kim chỉ nam của học sinh” của tác giả.
[24]
Tài liệu để viết chương IX đều rút trong cuốn “Guide pratique de
léducation. La guérison des defauts et des vices chez lenfant” của bác sĩ
Gilbert Robin. Cuốn ấy rất nên đọc.
[25]
Mấy năm nay chúng tôi đã xuất bản được năm cuốn loại Gương
danh nhân cho thanh niên đọc.