2
Lời dự đoán của tôi năm ngoái, năm nay đã thực hiện được một phần.
Chính phủ mới ra chỉ thị cho các công sở phải dùng tiếng Việt, trừ những sở
có tính cách kỹ thuật như Sở Công chánh; và tôi mới nhận được một bức
thư của ông Thủ hiến Nam Việt, viết bằng tiếng Việt, chấp nhận cho tôi thôi
dạy tại trường Thoại Ngọc Hầu. Tôi nhớ lại, mới năm ngoái, đơn xin nghỉ
dạy của tôi gởi lên ông giám đốc Nha Học chánh Nam Việt còn phải viết
bằng tiếng Pháp.
[7]
Nhưng hiện nay, (tháng 5dl, năm 1954) ta đã thấy có mòi chuyển hướng:
trong cuộc thương thuyết Pháp Việt ở Paris, chính phủ Pháp sau nhiều do
dự, đã tuyên bố trả lại độc lập hoàn toàn cho Việt Nam và hết thảy các quốc
gia lưu tâm đến vấn đề Đông Dương như Mỹ, Anh, Ấn... cũng hối thúc
Pháp phải thực hiện ngay ý định đó.
Vậy địa vị của Pháp ngữ lúc này tuy còn quan trọng nhưng sẽ mỗi ngày mỗi
kém; địa vị của Việt ngữ trái lại, sẽ mỗi ngày mỗi tiến và những ai biết nhìn
xa, tất cho trẻ nhỏ theo chương trình Việt; còn đối với những em nào đã
lớn, đương theo chương trình Pháp thì khuyến khích các em ấy trau dồi
thềm tiếng Việt.
Hiểu như vậy là biết trông thấy cái lợi của trẻ, cái lợi trước mắt: học tiếng
Việt, trẻ mau hiểu, đỡ mệt hơn học tiếng Pháp; và cái lợi sau này: chỉ độ
mười năm nữa, người Việt nào giỏi ngoại ngữ mà không thông tiếng Việt sẽ
bị chê cười lắm.
[8]
Nền giáo dục hiện thời có nhiều khuyết điểm mà tôi đã vạch ra trong
cuốn “Thế hệ ngày mai”. Bạn nên biết những khuyết điểm ấy để sửa chữa
được phần nào hay phần ấy, trong khi săn sóc sự học con em. Chẳng hạn,