SĂN SÓC SỰ HỌC CỦA CON EM - Trang 46


3

Ta không nên quá chú ý đến những điểm ông thầy cho trẻ. Những điểm ấy
chỉ có một giá trị rất tương đối, cho ta biết một cách hơi hơi đúng về kết
quả của trẻ. Coi những điểm đó, ta khó thấy được sự gắng sức của trẻ.

Một trò thông minh, học mười phút đã thuộc bài, được 15 điểm; một trò ký
tính kém, cũng bài đó phải học hai giờ mới thuộc, mà cũng chỉ được 15
điểm. Như vậy có bất công không?

Có nhiều trò thuộc bài nhưng vì quá e lệ, lên tới bảng là hồi hộp, líu lưỡi
lại, ấp a ấp úng, thầy cho một điểm xấu. Trò đó có đáng trách không?

Trẻ nhờ anh chị “gà” cho một bài toán, được 18 điểm. 18 điểm đó là vinh
hay nhục?

Huống hồ, chính ông giáo khi cho điểm, lại vội vàng thì còn làm sao mà
công bằng được nữa? Mà không vội vàng sao được? Tại nhiều trường tư và
công bây giờ, không thiếu gì những lớp 80 trò, 100 trò. Ông giáo mỗi ngày
chỉ chấm hai bài thôi cũng phải đọc 160, 200 tập rồi, thì giờ đâu mà coi kỹ?
Lại có những giáo sư dạy 7 lớp Việt ngữ hoặc 12 lớp Toán, mỗi lớp từ 5 đến
7 chục trò. Như vậy những điểm các ông ấy phê trên bài học sinh có giá trị
ra sao, khỏi cần xét cũng biết.

Sau cùng, mỗi giáo sư có một cách cho điểm: ông cho rộng quá, bài nào
cũng từ 18 điểm trở lên; ông cho hẹp quá, trò nào được 11 điểm tức như
trúng số độc đắc rồi; ông này chỉ xét đến nội dung, ông kia lại chỉ chú trọng
đến hình thức cùng cách trình bày.

Ngay đến số hạng của trẻ cũng không chỉ bảo ta được chắc chắn: trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.