7
Ta nên nhớ rằng ngữ pháp không phải là một mục đích mà chỉ là một
phương tiện. Trẻ học môn đó để biết viết đúng, biết tự sửa câu văn, chứ
không phải để thuộc tên các tự loại và các mệnh đề.
Về ngữ pháp Việt Nam, mỗi nhà chủ trương một khác và những sách ngữ
pháp dạy trong các trường sẽ phải sửa đổi nhiều cho họp lý. Vậy ta đừng
bắt trẻ chú trọng đến môn đó quá.
Không nên dùng phương pháp diễn dịch trong khi dạy ngữ pháp: phải
đưa ra nhiều thí dụ rồi mới vạch qui tắc sau. Để trẻ tự tìm hiểu lấy qui tắc
thì trẻ học vui hơn và nhớ lâu hơn.
• Về môn dụng ngữ, tại các lớp dưới (dự bị, sơ đẳng) chỉ nên dạy những
tiếng cụ thể như tên những loài vật cùng đồ dùng mà trẻ trông thấy hoặc ở
ngoài, hoặc ở trong hình. Đợi trẻ lên các lớp trên, hãy dạy những tiếng trừu
tượng.
Khi dạy tiếng mới, nên dạy luôn những tiếng có liên lạc xa gần với tiếng ấy,
chẳng hạn dạy tiếng Nam là phương Nam thì dạy cả:
- những tiếng chỉ các phương khác: Bắc, Đông, Tây.
- những tiếng cùng dòng với tiếng Nam, như nôm, nồm;
- những tiếng đồng âm: nam (con trai)...
Phải hiểu cách dùng mỗi tiếng rồi mới có thể nói là biết rõ tiếng đó. Vậy
luôn luôn bảo trẻ làm một vài câu với tiếng (nhất là động từ, trạng từ) mới
học.