• Học sinh nào cũng ghét môn chính tả. Điều ấy rất dễ hiểu: học môn đó
chán lắm, nhất là chính tả Pháp.
Nếu trẻ tập phát âm đúng giọng từ hồi nhỏ thì khỏi phải học chính tả, cứ
phát âm làm sao, viết làm vậy, như trường hợp các bạn ở Nam Việt viết
những tiếng có s, x, ch, tr... trường hợp ở Bắc Việt về các tiếng có dấu hỏi,
dấu ngã, có c hoặc t ở đằng sau...
Chính tả Việt so với chính tả Pháp dễ học hơn nhiều: ta không có phần
chính ngữ pháp mà chỉ có phần chính tả tự dạng. Trước sau học độ 1.000
tiếng là đủ dùng rồi vì có nhiều tiếng không cần phải học chính tả. Về các
dấu hỏi và ngã, học chừng hai, ba trăm tiếng có dấu ngã là mười lần bỏ dấu
trúng được tám, chín rồi.
Biết nguồn gốc của mỗi tiếng thì dễ nhớ chính tả của nó. Một lần, lại Sở
bưu điện Long Xuyên, tôi thấy hai thầy ký cãi nhau về chữ “vuông” (là bốn
góc bằng nhau); thầy bảo có g, thầy bảo không. Hai thầy hỏi tôi, tôi đáp:
- Vuông do tiếng Hán phương mà ra, phương có g, thì vuông cũng có g.
Từ đó hai thầy ấy không bao giờ quên chính tả chữ vuông nữa.
• Đừng bắt trẻ viết một tiếng mà chúng chưa biết chính tả, vì nếu chúng viết
sai, hình ảnh sai đó sẽ in sâu trong óc chúng, sau này sửa lại rất khó.
Cho nên khi dạy chính tả, phải viết những tiếng trẻ chưa biết cho trẻ thấy
(dùng mắt), đọc lớn tiếng cho trẻ nghe (dùng tai), bảo trẻ đọc lại đúng giọng
(dùng miệng), và chép lại cẩn thận (dùng tay); như vậy nhiều lần, trẻ sẽ
nhớ.
Rồi vài hôm sau mới đọc một bài ám tả có những tiếng mới học đó để kiểm
soát xem trẻ có nhớ không.
Nên bảo trẻ chép những tiếng mới học vào một sổ tay rồi thỉnh thoảng lật ra