lâu như cụ Bàn Tổ, học cũng không sao hết được. Ta chỉ cần biết nguyên
tắc thôi chứ?
Mà tại sao các em ấy không biết nguyên tắc? Tại lối dạy Tác văn ở nhà
trường.
Không có môn nào dạy đã khó mà lại ít kết quả bằng môn Tác văn. Nhà mô
phạm và triết gia Jules Payot đã phàn nàn như vậy từ đầu thế kỷ.
Viết là ghi cảm tưởng của mình lên giấy. Không biết nhìn, không biết
nghe, không biết suy nghĩ thì làm sao viết được? Mà học đường, hồi
trước và hồi này cũng vậy, không dạy trẻ nhận xét lấy, suy nghĩ lấy, chỉ
bắt trẻ nhớ và nhớ; học Địa lý, Sử ký phải nhớ, học Toán cũng phải
nhớ, học Luân lý cũng phải nhớ, rồi học đến môn Tác văn, đến cách
nghị luận, cũng vẫn lại phải nhớ nữa, chỉ những nhớ là nhớ!
Tôi không nói ngoa đâu, thưa bạn. Từ lớp nhì, khi ra đầu đề Tác văn, ông
giáo chỉ ngay cách làm, lại đặt sẵn câu cho, học sinh chỉ việc nhớ rồi về nhà
chép lại. Có khi chẳng cần nhớ nữa, cứ chép ngay “bài làm miệng của thầy”
rồi về nhà chép lại cho sạch sẽ để nộp trả thầy. Bạn bảo:
- Con nít chưa biết gì, thì phải chỉ cho nó chứ?
- Như vậy không phải là chỉ, là làm sẵn cho trẻ. Đáng buồn nhất là tại các
lớp thi tú tài, người ta cũng dùng cách dạy ấy. Học sinh có thì giờ đọc kỹ
những tác phẩm chính của Voltaire, J.J. Rousseau, V. Hugo không? Trong
có mười tám tháng (hai năm học), phải học bốn, năm chục tác giả, nếu
trung bình mỗi tác giả chỉ đọc bốn cuốn thôi thì trước sau cũng tới 150-200
cuốn rồi. Thì giờ đâu? Vì còn phải học cả chục môn khác nữa chứ! Thành
thử học sinh chỉ có cách học những cuốn văn học sử, cùng những đoạn tóm
tắt ít chục tác phẩm chính, rồi khi làm bài, nhớ đâu chép lại đó. Môn bình
luận văn chương để luyện óc suy xét đã biến thành một môn luyện ký tính.
Trong các ban đại học, sinh viên cũng chỉ tập nhớ. Một nhà doanh nghiệp