SĂN SÓC SỰ HỌC CỦA CON EM - Trang 73

Anh phàn nàn rằng các kỹ sư trẻ tuổi lại giúp việc ông, ngạc nhiên lắm khi
ông bảo họ suy nghĩ, quyết định lấy. Họ có tập suy nghĩ bao giờ mà chẳng
ngạc nhiên. Ở nước Anh, nền giáo dục có tiếng là thực tế mà còn vậy nói
chi tới nước Pháp và nước mình!

Tôi xin lỗi bạn, phải kể lể dài dòng như vậy để bạn thấy cái hại của sự nhồi
sọ và hiểu rõ tại sao thầy tận tâm tới mấy, trò gắng sức tới mấy, mà học
mười, mười hai năm trời, trò vẫn không biết làm một bài luận; bảy, tám
năm vẫn không biết viết một bức thư.

Muốn cho trẻ tập suy nghĩ, có lẽ ta phải theo phưong pháp của Frelnet. Ông
là một nhà cách mạng trong giáo dục, sau đại chiến thứ nhất, cùng với vợ và
các bạn thân đề xướng ở Pháp một lối dạy rất mới. Ông nhất thiết không
dùng sách giáo khoa, muốn dạy trẻ về một vật gì thì cho chúng coi vật đó,
hướng dẫn chúng nhận xét, rồi để chúng tự ý ghi nhận xét vào tập. Về lớp,
trẻ viết thành bài, đọc lên cho bạn nghe và phê bình. Ông chỉ huy cuộc phê
bình ấy, giúp trẻ lựa một bài đầy đủ nhất, sửa cho những lỗi viết văn, rồi trẻ
dùng ngay bài đó làm bài học. Chúng tự sắp chữ, in bài, vẽ hình, cuối năm
đóng lại thành sách.

Dạy về một cái gì mà ông không thể cho coi tận mắt được thì ông thu thập
đủ tài liệu rồi “soạn bài”.

Tóm lại, ông không đem những điều hiểu biết của người lớn nhồi vào sọ
trẻ, mà hướng dẫn chúng tự tìm lấy chân lý trong vũ trụ.

Phương pháp ấy còn đương thí nghiệm. Có lẽ chỉ như vậy mới diệt được cái
lối nhồi sọ bây giờ.

Theo cách của Freinet, ta phải ra một đầu đề Tác văn nửa tháng hoặc một
tháng trước để trẻ có thì giờ nhận xét và kiếm tài liệu.

Trong những dịp nghỉ, bạn có ra thêm bài Tác văn cho trẻ thì nên thí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.