SĂN SÓC SỰ HỌC CỦA CON EM - Trang 78

suy nghĩ để hiểu đầu bài rồi phân tích tìm cách giải. Chăng hạn, các em sẽ
lý luận như sau:

- Người ta hỏi cái gì? Hỏi tiền lời.


- Tiền lời bằng cái gì? Bằng tiền bán trừ tiền mua và những phí tổn?...

- Tôi xin nhắc lại: đừng bao giờ làm bài cho trẻ. Nếu nhà trường ra một bài
khó, trẻ không làm được
, thì ta có thể bảo trẻ coi lại bài học nào đó, hoặc ta
ra bài toán khác hơi giống bài ấy, giảng cho hiểu kỹ, rồi trẻ tự làm lấy bài
của trường.

- Về môn Toán, càng không nên nhóm lúa cho mau lớn! Ráng “nhồi” cho
trẻ thì trong vài tháng trẻ có thể khá được đấy, nhưng trẻ chỉ có thể thuộc
cách giải, chứ không biết cách lý luận, nên chỉ bỏ đi vài tháng là trẻ sẽ quên
hết. Tôi đã nghiệm dạy về tỉ trọng cho nhiều trò lớp nhất, các em ấy làm
được bài, có vẻ hiểu kỹ lắm; nhưng năm sau, các em ấy lên năm thứ nhất,
lại học về tỉ trọng và tôi phải giảng lại hết từ đầu: thì ra các em chẳng nhớ
gì cả. Khi óc các em chưa hiểu được thì ta tận tâm tới mấy cũng chỉ hoài
công.

Ý thức về tỉ trọng chỉ dùng trong khu vực khoa học, ban Tiểu học có mục
đích dạy các thường thức rất phổ thông thì dạy về tỉ trọng làm chi? Vậy
trong một bài toán, đáng lẽ nói: “Tỉ trọng của sắt là 7,8” sao không nói mỗi
tấc khối sắt nặng 7,8 kí lô”. Nghĩa là y như nhau, chỉ khác câu trên trừu
tượng mà câu dưới cụ thể.

Sau cùng, thỉnh thoảng ta cũng nên ra:

- Những bài toán cần có lương tri mới giải được, như:

“Một bà chủ nhà muốn mua vải sơn để phủ một mặt bàn tròn đường kính là
1,1 thước. Vải sơn bán 35$ một thước, khổ 1,4 thước. Khăn phủ phải thòng
xuống khỏi mép bàn là 20 phân. Bà ấy tốn bao nhiêu tiền?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.