bảo: 3 tờ giấy với 4 tờ giấy là 7 tờ giấy, để trẻ bớt lầm lộn mà cộng ngựa
với tiền, người với sách...
- Định nghĩa là những điều căn bản trong môn Toán, người lớn chúng ta nên
biết, nhưng các em nhỏ thì không nên bắt học vì trong các câu định nghĩa, ý
đúc lại quá, lời gọn quá, rất khó nhớ. Hồi học năm thứ nhất ban Cao tiểu,
nhiều anh bạn tôi bị giáo sư Toán hỏi về định nghĩa của tiếng cercle: “Le
cercle est une ligne courbe fermee dont tous les points sont à égale distance
d’un point 0 intérieur appelé centre”. Các anh ấy không biết thế nào là một
vòng tròn đâu?
Những định nghĩa như vậy, bây giờ người ta dịch đúng từng chữ ra Việt
ngữ: Vòng tròn là một đường cong khép mà tất cả các điểm... rồi bắt trẻ
học, có khổ cho các em không?
Tám, chín tuổi đã phải học “Toán nhân là một phép toán, mục đích là, do
hai số, một số gọi là số bị nhân, một số gọi là số nhân, tìm ra một số thứ ba
gọi là tích số, mà số nhân có mấy lần đơn vị thì tích số ấy cũng có bấy
nhiêu lần số bị nhân”.
Chúng ta nên bỏ lối dạy thậm vô lý đó đi mà đem nhiều thí dụ cụ thể
giảng cho trẻ biết công dụng của bốn phép toán. Khi nào dụng phép
này, khi nào dụng phép khác.
[16]
- Dạy về số ta ráng cho trẻ thấy sự liên lạc giữa chiều dài vòng tròn và chiều
dài trực kính; trực kính càng lớn, thì vòng tròn càng lớn, cũng như cạnh một
hình vuông càng lớn thì chu vi cũng càng lớn.
Ta nên bảo trẻ vẽ ba, bốn vòng tròn lớn nhỏ khác nhau trên mặt sân, rồi
dùng một sợi dây đo mỗi vòng tròn cùng trực kính và chia chiều dài vòng
tròn cho chiều dài trực kính. Các em sẽ thấy một con số, gần với số Pi. Như
vậy các em sẽ không bao giờ quên rằng chiều dài vòng tròn bằng Pi lần trực
kính.
Khi ra toán cho trẻ, ta nên lựa những bài có tính cách thiết thực, dạy cho trẻ