tham gia gì vào cái trò chữ nghĩa khó hiểu của họ. Khi ra về Chu mới đề
xuất với Vượng một yêu cầu nhỏ.
- Xin giáo sú xem xét kỹ cho tôi bức tranh "Chiếu bạc" xem có đúng
nguyên bản không. Với giá đó mà chăng biết thật giả ra sao thì tôi không
yên tâm.
- Bằng mắt thường thì tôi có thể đoán chắc đây là nguyên bản. Chỉ có
các phương tiện mới cho ta những kết quả khẳng định. Tuy nhiên trong
điều kiện nay chúng ta đành chấp nhận một sự đánh giá tương đối. Nếu ông
nóng vội thì cho phép tôi đưa bức tranh đến vài phóng thí nghiệm nhờ bạn
bè họ hỗ trợ cho đôi chút.
- Không! Thưa giáo sư không nên. Tôi không muốn nhiều người biết
công việc của chúng ta. Đấy là chưa kể vì không am hiểu nghệ thuật họ
giám định một cách thô bạo bằng các phương tiện vật lý trực tiếp, cuối
cùng họ giúp mình một, họ phá hai ba, bức tranh sẽ trở thành vật hiến tế
cho khoa học thực nghiệm.
- Như ông đã nói, đây là bài thi sát hạch của tôi. Tôi sẽ làm hết sức và
hy vọng sẽ làm ông vui lòng.
- Tôi tin vào cặp mắt uyên bác của giáo sư, nhiều khi độ tin cậy còn
cao hơn các công cụ vật lý.
Ngay ngày hôm sau Đỗ Thúc Vượng bắt tay vào khảo cứu bức tranh.
Chẳng có cái gì ở đây liên quan đến nghề nghiệp của anh, nhưng không
hiểu sao Chu Bội Ngọc lại tín nhiệm anh như vậy. Chẳng lẽ chỉ vì vài bài
diễn văn lăng nhăng về mỹ học của mình (chỉ cốt gây uy tín chính trị) lại
đủ sức chinh phục cả những nhà chuyên môn.
Công cụ của anh chỉ có vài chiếc kính lúp tiêu cự khác nhau, một cái
kéo, con ca-níp, cái kìm nhổ đanh, một lọ cồn, chiếc bàn chải, vài cái khăn
lau bằng thứ vải mềm.