thận trọng nhưng khẩn trương để hạn chế thiệt hại, không để thoát, để sót,
nhưng cũng không để oan khuất cho ai.
Nguyễn tắc là như vậy nhưng khi bàn đến các biện pháp chiến thuật
thì vấn đề trở nên phức tạp. Trong lãnh đạo đã hình thành ba "trường phái".
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng: Các tổ chức do Nhân trực tiếp chỉ huy cũng
như những bộ phận của guồng máy CIA do y thu phục được đều cấu trúc
theo nguyên tắc đơn tuyến. Ta sẽ cho bắt toàn bộ đầu mối rồi rút dây công
phá theo hàng dọc để nhổ bật những sợi rễ bí mật luồn sâu trong xã hội. Dự
án này tiến hành trong sáu tháng với tham vọng "cạo trọc" các tổ chức
chính trị phản động và mạng lưới gián điệp lẫn những toán phản loạn vũ
trang trong vùng rừng núi hẻo lánh. Loại ý kiến thứ hai là để nguyên và
thúc đẩy cho nó hoạt động. Ta nắm toàn bộ mật mã, quản lý chặt mọi diễn
biến, tận dụng cái lợi, hạn chế cái hại chờ cho chúng sơ suất bộc lộ hoàn
toàn. Lúc đó mới tiến công chớp nhoáng triệt để. Kẻ địch trở tay không kịp
và sẽ sa lưới toàn bộ. Phương án này loại bỏ được nhược điểm rút dây động
rừng đại bộ phận hạ tầng cơ sở có cơ tẩu thoát.
Loại ý kiến thứ ba là rút ruột bộ sưu tập rồi để lại chỗ cũ làm mồi đánh
bẫy bọn hải ngoại thâm nhập. Khi chúng khôi phục lại toàn bộ cơ cấu ta
mới nhổ. Như vậy là được cả cành lẫn quả, cả gốc lẫn rễ.
Phương án nào cũng có cái mạnh cái yếu. Cuối cùng thì cũng chưa có
quyết định tối hậu. Bộ chỉ huy còn chờ nội dung cụ thể của bộ sưu tập đệ
trình lên thượng cấp rồi mới biểu quyết sự lựa chọn.
Dù chiến thuật nào thì công tác chuẩn bị cũng cứ phải đi trước một
bước. Tướng Nguyễn Hữu Đức coi trọng tiến công nhưng bao giờ cũng
quan tâm đến hiệu qua tối ưu.
Trong trận bủa vây mật cứ An-pha, có một kẻ lọt lưới (theo đúng
nghĩa của từ đó) là tên phản quốc Nguyễn Hùng Thắng.