lậu bạch phiến xuất phát từ vùng Tam giác vàng mà đầu sỏ là Khan-Sa-
Sion-Shan... hàng năm tung ra thị trường thế giới hơn trăm tấn heroinne
hảo hạng.
Chuyển khỏi Bruxelle đối với Warrens là một cơ may. Ông ta muốn
tránh mặt một số nhân chứng. Dù là các mối liên hệ thường gián tiếp và
tuyệt mật với bạn Mafiosi nhưng Warrens đã nhiều lần phản bội chúng. Chỉ
cần một chi tiết nhỏ lộ ra là bọn chúng có thể tặng Warrens một sợi dây lụa
vòng qua cổ được rồi. Do đó mỗi lần có công vụ qua Paris hay Ronme là
Warrens phải dùng căn cước, hộ chiếu giả hoặc phải hết sức thận trọng.
Ông lảng tránh các cuộc vui chơi xả láng với bạn bè.
Lần này Warrens đến Paris với một mục đích rõ ràng. Ông phóng
thẳng xe đến nhà Mlle Eugénie Mộng Vân mà không thèm gọi điện báo
trước.
Bà cô già này coi như thất nghiệp hoàn toàn. Từ sau áp-phe chính trị
"Chánh phủ lâm thời" đổ vỡ, chị về nằm khoèo ở Paris sống bằng khoản lãi
suất ngân hàng eo hẹp. Thi hứng khô kiệt không còn viết được cuốn sách
hoặc bài báo nào. Hương sắc tàn phai nên chẳng còn đàn ông bao cấp. Hơn
nữa chị rất ghét cái đám mày râu khốn nạn, bạc tình. Chị cũng chẳng còn
vốn để đầu tư kinh doanh mạo hiểm nữa. Bọn buôn lậu xa rời chị. Chúng
sợ Mộng Vân vì nghèo túng có thể bán đứng chúng cho cảnh sát mà lĩnh
thưởng. Thế là chị trở thành cô đơn hoàn toàn. Con người chán chường này
ghê tởm hết mọi thứ. Ngay cái thú đọc sách tưởng như đến chết cũng chẳng
chán, thế mà giờ đây Mộng Vân bỏ luôn. Không phải chị thiếu thời gian để
bởi đọc truyện gì cũng thấy nhạt thếch, tác giả nào cũng thấy vô duyên. Lúc
đầu chị tưởng thị lực kém, đọc chóng mỏi, bèn thay đổi kính và sau nữa là
mua loại sách chữ to. Nhưng mọi biện pháp đều chẳng mang lại cảm hứng
gì. Chị quăng sách đi buồn nản gieo mình xuống đệm thở dài. Chỉ còn
người bạn duy nhất gây được phấn khích là ma túy. Hàng ngày Eugénie
Mộng Vân phải khích thuốc ít nhất hai lần. Giá bạch phiến ngày càng tăng