nhìn mới mẻ về đất nước này. Sau sự công nhận về ngoại giao là mở rộng
giao thương hợp tác. Đi đầu là Thái Lan với khẩu hiệu: Biến Đông Dương
từ một chiến trường thành thương trường! Việt Nam đã hưởng ứng và hoan
nghênh sáng kiến này. Việt Nam muốn khép lại quá khứ hướng về tương
lai, mở cửa hợp tác đôi bên cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng lợi ích của
nhau. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước có chế độ chính trị khác
nhau. Việt Nam cũng đã kết thúc tiến trình rút khỏi Căm-pu-chia đúng dự
định. Mỹ chẳng còn lý do cấm vận, cô lập Việt Nam ngoài vấn đề tù binh
chiến tranh. Các nước trong vùng ào ạt vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm
ăn. Nhiều nước đã vượt lên trước cả Thái Lan, nước đề xướng, trong công
việc buôn bán đầu tư. Các nhà kinh doanh Mỹ cũng thấy sốt ruột muốn
được Chính phủ Mỹ cắt bỏ cấm vận.
Dĩ nhiên chủ trương biến Đông Dương thành thương trường đã cáo
chung nhiều vùng đất thánh, nhiều căn cứ quân sự bí mật của mọi tổ chức
phản loạn trên đất nước họ. Việt Nam bước vào một thế ổn định vững vàng
hơn. Việt Nam cũng tuyên bố hợp tác với các nước láng giềng đàm phán
giải quyết vấn đề người tị nạn theo đúng tinh thần nhân đạo và chủ trương
của Liên Hiệp quốc. Thế là những mối bùng nhùng căng thẳng trong vùng
đã có hướng giải quyết theo những nguyên tắc khung mà mọi đối tác hài
lòng.
Tôi viết những vấn đề trên đúng với hiện thực cuộc sống. Ông chủ bút
Bùi Hạnh khi cho đăng cũng hơi ngại. Tuy nhiên công chúng đã đón đọc
nồng nhiệt, bằng cứ là số lượng xuất bản tăng mạnh. Nhưng những nhân
vật cực đoan trong Liên Minh Việt kiều Hải ngoại thì phản ứng gay gắt. Họ
cho là báo Chim Việt đã tuyên truyền không công cho cộng sản Hà Nội,
giữa lúc đội ngũ của họ đang đứng trước những nguy cơ tan rã thực sự.
Quả vậy. Cuối thập kỉ tám mươi các nước Xã hội chủ nghĩa đang bước
vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông
Ấu. Brezynski, cố vấn an ninh của Chính phủ Hoa Kỳ tiên đoán là chủ