kế hoạch trên.
Toàn bộ văn kiện được tướng Thới xem lại, ký và đóng dấu để chíều
nay ông đem về Sài Gòn trình lên Bộ Tổng tham mưu. Thời đó Diệm, Nhu
kiểm soát tất cả các cuộc hành binh cỡ trung đoàn trở lên để đề phòng đảo
chính. Thủ tục này gây phiền hà và rất mất thời gian. Mỹ đã gây sức ép để
Diệm nới rộng quyền cho cấp dưới nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Do
đó tôi dự tính kế hoạch này muốn thực thi phải mất ba ngày nữa. Chiều nay
thứ bảy. Ít ra sáng thứ hai Bộ Tổng tham mưu mới ngó tới. Tôi hy vọng là
vẫn đủ thời gian đối phó.
Mười ba giờ Tư lệnh triệu tập các trung đoàn trưởng, chỉ huy pháo
binh, thiết kthực hiện, thông tin... tới để trình bày ý đồ tổng quát. Trung tá
cố vấn Risner cũng có mặt, tôi ngồi ở vị trí thông dịch. Tướng Lâm Quang
Thới mô tả ý định dụng binh của mình trên bàn cát. Tất cả địa danh vẫn
được giữ kín. Ông nói tỉ mỉ từng mũi từng hướng, diễn trình của cuộc hành
quân với một niềm tin vừng chắc vào thắng lợi. Hầu như không có ý kiến
nào trái với ông ta. Thiếu tá Tùng lâm tỏ ra rất tự hào vì anh đâu có những
đóng góp sáng tạo. Tôi là người duy nhất đưa ra một ý kiến gần như lật
ngược. Tôi muốn khiêu khích Tùng Lâm để anh ta bảo vệ kiên quyết thực
thi kế hoạch này.
- Thưa chuẩn tướng tư lệnh, thưa trung tá cố vấn, thưa quý vị. Theo
thiển ý của tôi, lầu đầu tiên ta tung một chi đoàn thiết kỵ tối tân vào một
trận đánh lại giao cho nó nhiệm vụ chọc thẳng vào trung tâm mật cứ, nơi
chỉ có mộc số cán bộ chính trị của Việt cộng. Chúng chỉ có tìm đường lẩn
xuống địa đạo bí thật trên địa hình mà thiết xa không phát huy được hỏa lực
và sức cơ động. Trong khi đó lại đưa tiểu đoàn trực thăng không vận,
không có vỏ thép ra đối đầu với tiểu đoàn 195 thiện chiến của họ, mà thực
chất ta chưa nắm vững vị trí phòng thủ của chúng. Như thế là ta đã đen cái
yếu ra thi thố với cái mạnh.