những phương tiện ta cung cấp cho họ. Vì tất cả những người chúng ta nhốt
vào lại là Vi-xi hoặc cảm tình với Vi-xi? Thế là tướng Taylor đã giúp họ có
một hệ thống phòng ngự tốt.
- Nhưng bạn phải biết ráng quân đội Mỹ cũng có những truyền thống
đè bẹp những cuộc chiến tranh du kích. Chẳng hạn như ở vùng Seminon,
người da đỏ cũng đã nổi tiếng với những đội du kích Apacha, của "người
ngáp" Goyahla. Trong những năm 1885, 1886 Geronimo và quân của ông
ta đã làm cho cả miền Tây Nam nước Mỹ phải kinh hoàng. Nhưng rồi họ
cũng chẳng thoát được bàn tay truy lùng của các tướng Olive Howard,
George, Nelson... Quân đội Mỹ quét sạch họ như dập tắt những ngọn lửa do
họ đốt lên trên những thảo nguyên mênh mông.
- Những đội du kích da đỏ rất dễ nhận ra bởi trang bị màu da, sắc tộc
của họ. Hơn nữa nếu quân đội có giết nhầu du kích da đỏ với dân da đỏ thì
cũng là một điều tốt vì người ta có ý định loại bớt hắn những bộ tộc này
trên mặt đất. Nhưng quân Anh thì lại không làm được điều này đối với
những đội quân du kích của Mỹ trong cuộc chiến tranh giành độc lập
(1776). Trung tá Marian, người mang danh "con cáo đồng lầy" ở Nam
Caroline đã làm cho quân Anh thiệt hại nạng nề. Chính tướng George
Waghington cũng đã nắm những nguyên tắc của chiến tranh du kích đem
vận dụng vào rất nhiều trận đánh để thắng đội quân xâm lược có trang bị vũ
khí mạnh hơn.
- Nhưng có một điều rất quan trọng là cuộc cách mạng kỹ thuật đã làm
thay đổi nhanh chóng toàn bộ trang bị vũ khí của quân đội. Nó sẽ dẫn ta
đến những quan điểm quân sự hết sức mới mẻ. Còn chiến tranh du kích thì
cứ vẫn cổ lỗ như cái thời mới sinh ra nó. Nghĩa là họ vẫn len lỏi trong bóng
đêm, vẫn đi bộ, vẫn khẩu súng trường, gói thuốc nổ. Kính ngắm hồng
ngoại, máy báo tiếng động và pháo sáng sẽ tước đi của họ màn đêm. Máy
bay lên thẳng dễ dàng mở những cuộc truy lùng nóng làm cho đôi chân tài
len lủi của họ bất lực. Bom bi sẽ tạo ra những vùng chết rộng lớn đối với