những cơ thể không được bọc thép. Đó là chưa kể đến những vũ khí có sức
hủy diệt khủng khiếp khác như bom hạt nhân, vũ khí hóa học vũ khí vi
trùng. Tôi tin tưởng là sớm muộn chúng ta cũng sẽ nghiền nát họ.
Cuộc nói chuyện của chúng tôi thường bỏ ngỏ phần kết tận chung. Tôi
không có ý định tranh cãi đến cùng. Không dễ gì thuyết phục những người
Mỹ hiếu thắng giàu có bằng lý luận. Ít ra cũng phải có những đòn trực diện
của thực tiễn mới giúp họ bớt ngạo mạn.
Trong khi học kỹ thuật điện toán, tôi nghĩ ra trò chơi lắp láy vô tuyến
điện nghiệp dư. Tôi mời Antonio cùng chơi, anh vui vẻ hưởng ứng ngay.
Anh còn giới thiệu tôi đến thư viện của một Câu lạc bộ vô tuyến điện
nghiệp dư ở Kanasas City để tôi nghiên cứu các phương tiện của họ. Tôi
mua sách nghiêng cứu những sơ đồ vừa vững chắc vừa có công suất thích
hợp, hiệu suất cao. Tôi phải kiếm những linh kiện điện tử. Tôi đưa một bản
thống kê cho John Antonio:
- Liệu có thể mua được những thứ này không?
Không cần nhìn, John cười và trả lời tôi:
- Nưởc Mỹ sản xuất sáu mươi phần trăm linh kiện điện tử của thế giới,
trong đó nhiều thứ chưa một nước nào sản xuất được. Riêng tổ hợp công
nghiệp điện tử bang Texas ngay gần chúng ta thôi đã làm chủ nhiều thị
trường ở Châu Âu và Trung Đông.
- Ồ đấy là nói số lượng lớn. Tôi muốn hỏi là liệu mình có thể mua lẻ
lặt vặt ở các cửa hàng...
- Không có gì khó cả. Người ta thường nói: "Ở Hoa Kỳ có thể mua các
thứ phụ tùng để lắp lấy một trái bom nguyên tử!".
Thấy tôi ngạc nhiên, John nhún vai hào hứng kể tiếp một chuyện: