vách đá dựng đứng. Đôi chỗ xuất hiện một đường viền cát vàng lượn theo
bờ nước. Tiếp đó là những cánh rừng nhiệt đới xanh rờn. Giữa vùng bán
đảo mọc lên mộc lâu đài bằng đá trắng.
Người ta nói lâu đài này được Thân vương Bouthavi xây dựng từ đầu
thế kỷ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thân vương qua đời, lâu đài trở
thành hoang vắng, cỏ mọc ngút thềm, chim chóc kéo đến làm tổ dày đặc
dưới vòm mái. Mãi đến những năm sáu mươi, người con trưởng của
Bouthavi mới bảo trì, xây dựng thêm một số công trình phụ nhưng vẫn cố
giữ vẻ cổ kính để biến nơi đây thành một khách sạn du lịch.
Năm 1965 công ty South-East Asia thuê toàn bộ lâu đài trong năm
mươi năm. Theo khế ước họ được phép hiện đại hóa bên trong, xây dựng
lại bức tường đá bên ngoài, làm đường xe hơi bao quanh lâu đài chạy
xuống bãi tắm và nâng cấp con đường dẫn tới Banville. Từ đó toàn bán đảo
được công bố là vùng cấm địa. Lối vào duy nhất được đặt một đồn cảnh
sát. Bất cứ sự thâm nhập nào qua hàng rào kẽm gai đều bị coi là bất hợp
pháp.
Không ai biết South-East Company sử dụng vùng bất này vào công
việc gì. Banville không phải là một trung tâm thương mại. Đó là một thành
phố nhỏ, yên tĩnh. Gần đây các dịch vụ du lịch có phát triến nhưng rõ ràng
công ty không nhằm vào việc đó. Hàng ngày cũng chỉ có năm ba chiếc xe
con chạy ra vùng bán đảo. Thỉnh thoảng có chiếc trực thăng không mang
cờ hiệu hạ cánh xuống đây.
Vào bên trong bức tường này, người ta sẽ nhận ra những đường nét
hiện đại đã lấn át toàn bộ vẻ cổ kính mà tòa lâu đài còn giữ được. Hai ngôi
nhà ba tầng mới xây cất trong khuôn viên. Những hệ thống ăng-ten lấp lánh
ánh kim hướng lên bầu trời. Sân quần vợt ga ra để xe, bãi hạ cánh cho máy
bay lên thẳng, một vài ụ súng phòng thủ mặc dù được bố trí khéo léo, lâu
đài vẫn mang dáng dấp của một trại lính đặc biệt.