Phen này bị đại hỉ đại bi giày vò, quét sạch vốn liếng mấy năm tĩnh tâm
tích được, về sau muốn áp chế sẽ khó khăn gấp bội, Ô Nhĩ Cốt tối kỵ nghĩ
nhiều – nghĩ nhiều càng hao tổn tinh thần.
Nhưng có biện pháp nào đâu? Chẳng lẽ ném gánh chạy lấy người, nhìn Cố
Quân bị giang sơn đổ nát này vây chết?
1. “Tây xuất Dương Quan vô cố nhân” là một câu trong bài thơ Vị Thành
khúc – Tống Nguyên nhị sứ An Tây của Vương Duy, nghĩa là: Ra khỏi
Dương Quan về phía Tây không còn cố nhân nữa.
2. “Bằng quân mạc thoại phong hầu sự, nhất tướng công thành vạn cốt khô”
nằm trong bài thơ Kỷ Hợi tuế của Tào Tùng, tạm dịch: Đừng ai nhắc
chuyện phong hầu nữa, một tướng công thành vạn thây khô.
3. “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ” – Một tấm lòng băng trong bình ngọc
là câu thơ trong bài Phù Dung lâu tống Tân Tiệm của Vương Xương Linh.
4. Triệt loạn kỳ mị – xe loạn cờ giạt đại khái hình dung quân đội tan tác
tháo chạy. Xuất xứ: Tả truyện – Trang Công thập niên.
Chương 69: Thân thế
Thổ phỉ bạo dân hoành hành vùng Trung Nguyên làm Thái Phân phiền lòng
vô cùng. Thái tướng quân dù sao cũng già rồi, đại quân Trung Nguyên dưới
trướng nhìn như uy vũ hùng tráng, kỳ thực cũng bị người ta gọi là “quân
dưỡng lão” , nơi đóng quân trước không thấy thôn sau không gặp điếm, tứ
bình bát ổn tọa lạc ngay chính giữa, ngoại trừ thỉnh thoảng bình loạn, cơ
bản là dùng để tăng viện cho biên cảnh.
Lúc này Tây Bắc hai nơi kéo đi phần lớn binh lực của Thái Phân, trên tay
ông vốn không có ưng giáp, lại thêm trời sinh tính cẩn thận, không dám
mảy may mạo hiểm, thành thử bị bạo dân quấy nhiễu phiền hết sức.
Cố Quân mất dăm ba ngày, tìm hiểu rõ nguồn gốc của bọn bạo dân này, tự
mình mò một lần địa hình trên bản đồ, sau đó phái người liên lạc với Thái
tướng quân, chuẩn bị hai mặt bao vây.