Kinh thành sau một trận mưa to, hơi lạnh vẫn ẩn mình bốc lên ngùn ngụt, lộ
ra sự tiêu điều lạnh lẽo như sắp đóng băng sương sớm.
Trường Canh lơ mơ theo cả đám người xa lạ đưa tiễn lão Hoàng đế. Hôm
đưa ma, có xe tám ngựa kéo quan tài cửu long, hai bên đại lộ dựng mười
vạn kèn hơi nước, tự động tấu vang khúc nhạc tang, phun khói trắng mịt
mù, bao trùm cả đế đô, trọng giáp làm rào ngăn những kẻ không phận sự,
ngoài giáp trận, người xem lễ đông nghìn nghịt, có người Đại Lương, người
di, người Bách Việt, người man… Thậm chí còn có người phiên bang Tây
Dương đếm không xuể.
Vô số ánh mắt rình mò và suy đoán hoặc công khai hoặc âm thầm nhìn
Trường Canh – hoàng tứ tử Lý Mân thân thế thành câu đố, đáng tiếc chẳng
ai dám tiến lên bắt chuyện với y ngay trước mặt An Định hầu. Trường
Canh bị Cố đại soái công nhiên giấu đi, mấy ngày qua trừ Thái tử và Ngụy
vương mỗi người lượn hai vòng trước mặt y, thì một người ngoài y cũng
chưa hề tiếp xúc.
Chờ hết thảy kết thúc, Trường Canh được đưa đến phủ An Định hầu.
Hầu phủ nhìn từ bên ngoài thật là uy phong vô cùng, cổng lớn chữ bát, treo
hai cái đầu thú mặt xanh nanh vàng, miệng và mũi phun hơi nước màu
trắng, ba mươi sáu bánh răng đồng thời chuyển động, then cửa nặng nề “cót
két” nâng lên, lộ ra mỗi bên một thiết khôi lỗi cao to. (Khôi lỗi vốn là chỉ
loại rối được giật dây, nhưng trong truyện này thì chúng là những người giả
bằng sắt hoạt động nhờ động cơ hoặc những thứ đại loại vậy)
Trên bức tường phù điêu treo hai bộ giáp trụ của Huyền Thiết võ tướng,
đèn măng-sông u ám, gia tướng hộ vệ ở bên, một luồng khí túc sát lạnh lẽo
hất thẳng vào mặt.
Đương nhiên, đi vào mới phát hiện, ở phủ An Định hầu khí phái chỉ được
mỗi cổng chính thôi.
Đình viện hầu phủ tuy sâu, cỏ cây lại hết sức thưa thớt, bề ngoài uy nghiêm
đến đáng sợ, bên trong kỳ thực chỉ có mấy lão bộc ít lời, thấy Cố Quân