cũng không đụng vào.
Lão trù nương biết tính nết kỳ lạ này, vội dè dặt lấy sợi tóc kia đi, cười xòa
nói: “Đây là phu nhân không cẩn thận làm rơi lên thôi, món bánh này ra
khỏi nồi chưa có ai động vào cả, cậu cứ yên tâm.”
Trường Canh hết sức lễ phép nở nụ cười với bà lão: “Không sao, hôm nay
ta vừa vặn có vài vấn đề muốn thỉnh giáo Thẩm tiên sinh, để lát nữa ta đến
chỗ nghĩa phụ ăn luôn.”
Nói xong, y rốt cuộc không nhận hộp cơm, kẹp sách vở trên bàn vào nách,
cầm trọng kiếm treo ở cửa sau mà đi ra ngoài.
Trong viện, Thẩm tiên sinh đang xắn tay áo bận rộn bôi dầu cho mấy cương
giáp đã tháo ra.
Cương giáp là do quan binh thủ thành đưa tới. Thực ra quan binh Nhạn Hồi
cũng có “Trường Tý sư” chuyên môn tu sửa cương giáp quân dụng, chỉ là
trong quân có quá nhiều mũ giáp nên luôn làm không xuể, họ liền chia bớt
việc cho Trường Tý sư dân gian.
“Trường Tý sư” là những người sửa chữa cương giáp, hỏa cơ, cả ngày tiếp
xúc với mấy thứ bằng sắt, xem như là một người thợ tay nghề. Thế nhưng
trong mắt lão bách tính thì Trường Tý sư chẳng khác lắm với đánh chó sửa
chân cắt tóc, đều thuộc về “hạ cửu lưu” (1) , dù cho làm nghề này không lo
cơm áo, song cũng chẳng vẻ vang lắm.
Thẩm tiên sinh là người đọc sách, chẳng biết vì sao lại có sở thích kỳ lạ
này, không chỉ rảnh rỗi tự mình loay hoay, còn thường xuyên dùng tay nghề
kiếm chút đỉnh tiền, rất ảnh hưởng tới sự văn nhã.
Mà Thẩm Thập Lục bất cẩn chui vào trong giấc mơ của thiếu niên kia đang
vô công rồi nghề duỗi đôi chân dài ngồi trên bậc cửa, toàn thân dặt dẹo dựa
khung cửa như không xương, bên cạnh để một bát thuốc không – y uống
xong cũng chẳng biết đi rửa.