Đuổi huyền ưng này đi rồi, Cố Quân vặn đèn măng-sông trên bàn sáng lên,
im lặng ngồi xuống.
Giang Nam không sản xuất tử lưu kim, nếu mấy con đò đó thật sự có vấn
đề, thì lai lịch không ngoài hai đường – hoặc là ở Giang Nam có quan viên
bán lậu, hoặc là đến từ hải ngoại.
Nếu là đường trước thì còn dễ nói, Giang Nam phú thứ, trời cao Hoàng đế
xa, họ nhân lúc nơi đây phổ biến khôi lỗi trồng trọt mà lén lút ăn bớt thôi,
việc này tự có Án sát Đốc sát xử lý, không tới phiên y tự ra tay.
Nhưng nếu là giả thiết sau, chỉ sợ là phức tạp rồi.
Đại Lương bảy đại quân chủng đều không yếu, đặc biệt “giáp” và “ưng” là
hai nhánh lợi hại nhất, do ba đời Linh Xu viện dốc hết tâm huyết gầy dựng
nên, chỉ xét trang bị, cũng tuyệt đối không thua kém người Tây Dương giỏi
món này.
Độc mỗi “giao” là không ổn.
“Giao” của Đại Lương tuy là dùng trong thủy chiến, nhưng bình thường chỉ
phòng thủ trên biển, cực ít rời bến, không thể so với thuyền lớn buồm to
lướt gió rẽ sóng của người Tây Dương.
Ngày trước cũng thế – năm đó khi thương lộ trên biển nối liền đông tây
nam bắc, trên tuyến duyên hải, đậu lại bến cảng cơ hồ toàn là thuyền
phương Tây. Khi đó Vũ đế cầm quyền, Đại Lương tài đại khí thô, căn bản
chẳng cần thông thương hằng ngày với man di Tây Dương, đều là người
Tây Dương chạy tới đào vàng.
Khi đó, cái gọi là “thông thương” , là người ta đưa hàng tới tận cửa, bên
này mới hạ mình mở bến cảng, miễn cưỡng giữ lại mấy món linh tinh,
thưởng cho họ ít tiền tiêu vặt.
Cho đến tiên đế và đương kim Hoàng đế, tuy nhìn thấy lợi nhuận của thông
thương hải vận, đều rất nhiệt tình, nhưng do tuyến Tây Bắc liên tục mất ổn