hàng, bạn bè thân thích. Cửa hàng phải thực sự phát triển tốt, đó là tiền đồ.
Em còn muốn vươn tới Thành Đô, anh giúp em một tay nhé.
- Cám ơn, chị đã nói thẳng thắn. Tôi cứ tưởng chị sẽ từ chối.
- Em chưa quen ai ở Thành Đô, anh phải giúp đỡ em nhé.
- Không có vấn đề gì.
- Em sẽ tranh thủ đến Thành Đô sớm. Quán cá ở Cầu Khê em giao cho
người nhà kinh doanh, nếu thất bại ở Thành Đô thì còn có đường lui. Anh
có thể thuê giúp em một cửa hàng ở đó được không?
- Ở Thành Đô làm ăn được lắm.
- Anh cũng là con người hào hiệp.
- Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau.
- Giúp đỡ lẫn nhau, em rất thích nghe câu nói này. Anh khác hẳn với bọn
nhà giàu kia. Tối hôm qua em có một cảm giác rất đặc biệt, tuy mới gặp
nhưng đã cảm thấy như quen thân lâu rồi. Rất tiếc là anh lại phải về ngay.
- Lần sau đến, tôi sẽ ở lâu hơn. - Triệu Ngư nói.
- Liệu sẽ đợi đến bao giờ? Một ngày ở cái thị trấn này cũng buồn chết đi
được. Thôi, ta không nói chuyện này nữa.
Hai người lúc đi, lúc dừng lại, chỉ có mấy trăm mét đường bờ ruộng mà đi
hết mấy chục phút đồng hồ. Ngọc Cầm đã làm xong mọi thứ, mấy lần chạy
ra gốc cây ngóng đợi. Chị mặc chiếc tạp dề trông giống hệt một phụ nữ
nông thôn, không ai còn nhận ra là phụ nữ ở thị trấn nữa. Khi Triệu Ngư và
Trịnh thợ may bước đến gần, chị liếc nhìn Triệu Ngư cười rồi trách yêu bạn
mình:
- Chuyện gì mà nhiều thế, nói cả buổi không xong.
- Chuyện về cậu đấy, không phải chuyện của cậu thì làm gì phải nói lâu đến
thế!
- Cậu lại nói gì về mình thế? Chắc lại nói xấu mình với khách phải không?
- Cậu cứ hỏi anh ấy sẽ biết, mình có nói xấu cậu hay không? - Trịnh thợ
may chỉ vào Triệu Ngư nói.
- Cái mồm loa mép dải của cậu, ai mà chả biết.
- Chúng mình khen cậu vừa đẹp vừa đảm.
- Mình bì sao được với bạn, mỗi ngày một bộ quần áo... - Ngọc Cầm nói.