chân rồi lắc đầu bảo nhà bà gia giáo không thể rước "gái nạ dòng" về làm
dâu được. Anh kia hứa lên hứa xuống là sẽ thuyết phục gia đình, nhưng chị
lắc đầu mà chia tay không nước mắt. Chính xác là muốn khóc mà khóc
chẳng được. Lỡ một chuyến đò làm chị trở nên hiểu sự đời hơn. Nó giống
như là việc khi vượt qua đớn đau, bạn sẽ không còn ngây thơ nữa. Làm gì
còn cái thời bất chấp tất cả để đến với nhau?
Chị vừa kể vừa bảo buồn cười, còn tôi thì ngồi cười buồn. Người ta đi
khuyên nhau rằng cuộc đời là những một chuỗi những chọn lựa. Chọn sai
thì chọn lại, làm sai thì làm lại. Nói thì dễ, ra thực tế mới biết người ta nói
lý thuyết hay bao nhiêu thì lại càng hà khắc với thực tế bấy nhiêu.
Con người ta chấp nhận chôn vùi bản thân, hy vọng, ước mơ của mình
trong những cuộc hôn nhân đã tắt ngấm màu hạnh phúc từ lâu, âu cũng chỉ
vì sợ hãi những khắc nghiệt của miệng đời. Ai cũng sợ làm lại, sợ phải
chọn lựa lại. Khi hôn nhân là những canh bạc thì chúng ta buộc phải trở
thành những tay chơi bạc giỏi, chơi dở là hỏng.
Thỉnh thoảng tôi vẫn nghe ở đâu đó lời mỉa mai về những người phụ
nữ hoặc những người đàn ông trải qua hai hay thậm chí là ba cuộc hôn
nhân. Tôi chợt nghĩ, chẳng ai nắm được bàn tay mình cả đời, ngày nằm
xuống ba thước đất mới là ngày biết được cuộc đời mình thực sự ra sao.
Nhỡ một ngày họ đứt gánh giữa đường thì liệu họ có mong người khác mở
lòng ra với họ không? Ai cũng muốn được hạnh phúc trọn đời, ai cũng
mong ước răng long đầu bạc. Làm sao có thể ngờ rằng răng có thể nhổ và
đầu thì có thể nhuộm?
Vì sao lại xem thường những người dám thoát ra những cuộc hôn
nhân tưởng chừng như không có lối thoát? Phải ngưỡng mộ những người
dám sống, dám nghĩ và dám đương đầu với nỗi đau của tan vỡ, họ đã dũng
cảm hơn khối người từ lâu đã sống đồng sàng dị mộng nhưng không dám
bước ra khỏi cơn ác mộng của chính mình. Và hãy để họ được làm lại,