mới làm. Biển cũ bị bỏ vì gỉ quá rồi, dùng hơi ồn. Mẫu mã vẫn được giữ
nguyên ở biển mới, do một lò rèn có truyền thống lâu đời tại Kita-
Kamakura này làm. Biển sắt bền thì bền thật, nhưng hơi nặng.
Tôi hì hục đặt tấm biển dưới mái hiên, rồi xoay mặt "Thu mua sách cũ
- Định giá hợp lý" đi nửa vòng để thấy được cả tên cửa tiệm: TIỆM SÁCH
CŨ BIBLIA.
Phải, đây là một tiệm sách cũ có thâm niên mấy chục năm ở Kita-
Kamakura. Tôi thì vào làm từ hồi mùa hè.
Nhung nói như vậy có hơi quá ngắn gọn không nhỉ? Thật ra tôi đã
nghỉ việc một lần và mới quay lại làm được một tuần thôi. Trong khoảng
thời gian ngắn mà xoay như chong chóng, hết làm rồi nghỉ, nhung có nhiều
chuyện xảy ra nên bắt tôi giải thích trong đôi ba câu thì khó quá. Nếu tổng
hợp câu chuyện rồi kể lại, không khéo thành cả một cuốn sách ấy chứ. Mà
thôi, giờ tôi phải chuẩn bị mở cửa tiệm đã.
Tôi đẩy chiếc xe cút kít chứa đầy sách đồng giá 100 yên ra ngoài hiên,
rồi lấy chổi quét lớp bụi bám khắp lối đi trong tiệm. Từ lối đi này đến các
giá kê chất chồng những sách, đều tỏa ra một thứ mùi ẩm thấp chỉ có ở giấy
cũ.
Cửa tiệm chúng tôi chuyên mua bán sách thuộc mảng khoa học nhân
văn như văn chương, lịch sử hoặc tôn giáo, và gần như chẳng có cuốn nào
là sách mới xuất bản. Đương nhiên, các cuốn trong tiệm đều từng nằm trên
kệ sách của một nhà nào đó trước khi được đưa đến đây. Tất cả đều mang
trong mình một quá khứ riêng. Có những cuốn được chủ nhân giữ gìn và
yêu thương hết mực, nhưng không ít quyển bị lãng quên, chỉ làm bạn với
bụi trên giá.
Ai đó từng bảo, một cuốn sách cũ đã qua tay người thì không chỉ phần
nội dung bên trong, mà bản thân cuốn sách ấy cũng có câu chuyện của