này lă do thường xuyên được người ta cầm đọc, chứ không phải vì không
được giữ gìn cẩn thận.
"Ừm, Nhập môn Logic học nói về cái gì vậy?" Tôi hỏi.
Câu hỏi này quá đỗi cơ bản, song, xem ra Shinokawa chẳng thấy phiền
hà gì nên trả lời, "Cuốn sách này diễn giải về logic học hình thức, hay còn
gọi là logic kí hiệu, ừm, ví dụ đơn giản thì là, A bằng B, B bằng c, vậy suy
ra A bằng C."
Tôi cố gắng lục lọi trí nhớ cùa mình. Hình như tôi đã nghe thấy cái
này ở đâu đó.
"Là tam đoạn luận phải không?"
(Cách suy luận từ hai mệnh đề để tiến đến một kết luận tất yếu đã
ngầm chứa trong hai mệnh đề đó)
"Đúng rồi. Logic học hình thức là sử dụng hình thức tư duy của tam
đoạn luận cùng với các kí hiệu và quy tắc trong toán học để chứng minh
tính đúng đắn của mệnh dễ cho sẵn. Đây là bản dịch tiếng Nhật của một
cuốn sách giáo khoa từng được dùng để giảng dạy ở Nga vào thời còn gọi
là Liên Xô. Nội dung của nó đương nhiên là về các kiến thức cơ bản của
logic học. Các câu hỏi trong sách phần lớn đều liên quan tới 'Người lao
động' và 'Nông trang tập thể' nên khá thi vị. Mặt khác, trong này còn trích
dẫn nhiều danh ngôn của Stalin."
Nghe Shinokawa nói về hình thức tư duy của logic học, tôi lại nhớ tới
người đàn ông tên Sakaguchi đó. Có lẽ ông ta thích những cuốn sách loại
này nên mới nói năng mạch lạc như vậy.
"Đây là bản in đầu tiên đấy." Shinokawa giở đến phần cuối sách.