hơn ba chục năm bao nhiêu công trình nằm vùi trong tăm tối. Nhưng, ngược
lại, cả một sự tự tín! Tình cảm dồn dập: nào thù, nào giận, nào oán, nào
khinh! Lại đến là ích kỉ! Ham chuộng hưởng thụ mọi lạc thú trên đời, kể cả
cao lương mỹ vị! Lại thích phô trương! Bản tính thích thưởng thức các cái
thú của danh vọng rốt cuộc đến với mình và các sự thỏa mãn của lòng kiêu
ngạo được bù đắp! Chả còn thấy gì là từ bỏ thế tục, là phá ngã, là tình
thương, là trinh khiết, là khổ hạnh! “Thuyết đạo đức thì dễ, ông thú nhận,
nhưng tạo dựng nó thì khó...”, “hóa thân nó” còn khó nữa, đó là lời thêm
thắt nhí nhảnh của một tiểu sử gia của ông. Tuy nhiên, một triết gia thuộc
loại tiên tri, rắc vãi chủ thuyết của mình như một hiệu triệu cứu rỗi, như
một lề lối sông, phải chăng còn hơn một triết gia nào khác, phải như
Socrates
[12]
, phải thể hiện ở mình cái chủ thuyết của mình như một tấm
gương sống? Vậy Schopenhauer là gì? Là bịp bợm hay chân thành? Là
phường tuồng hay triết gia?
Đời ông, đành rằng, chúng tổ ông không thực thi truyết thuyết của ông;
nhưng nó cũng chứng tỏ, không kém hiển nhiên rằng, ông hoàn toàn tin
tưởng, nhất quyết tin tưởng ở nó. Và bài toán chả có gì là khôn giải.
Trước hết, theo cái nhìn của Schopenhauer, triết lí vốn dĩ chỉ là sự mô
tả cái xấu và nguồn gốc nó trên lý thuyết, không phải là phương thuốc chữa
xấu. Nó chỉ giúp để khám phá xem cái xấu nằm đâu. Tri thức lý thuyết, dù
cho hoàn hảo cách mấy, cũng không đủ để cứu rỗi. Ngay cả nó cũng chẳng
là điều kiện cần thiết cho cứu rỗi, vì ta có thể tự cứu rỗi mà chả cần đến nó,
thoáng qua bằng nghệ thuật, và hẳn hoi bằng những tôn giáo như Phật giáo.
Giả tỉ như có triết lý rồi, cứu rỗi còn đòi hỏi một hành động tự nguyện biệt
lập. Nói tóm lại, hành động từ bỏ giả thiết một căn cơ cũng tựa như nghệ sĩ
giả thiết phải có thiên tài. Do đó sự khác biệt lớn lao giữa Schopenhauer với
Platon, Spinoza, Frichte, và từ năm 1801, Schelling, Hegel, v.v... Sự tương
phản giữa chủ thuyết với nếp sống của tác giả nó do đó biến mất ngay khi
người ta xét đến tính tình con người theo quan điểm trí năng chứ không
theo quan điểm đạo đức. Năm 1814, ông viết: “Triết thuyết của tôi phải
khác với tất cả các triết thuyết khác ở chỗ nó như không phải là một khoa
học, mà là một nghệ thuật”. Triết thuyết này “phát sinh từ một trực giác