SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 19

con điếm, với một cái giá đốn mạt, hôm qua ngủ với thằng này nay ngủ với
thằng khác.” Đồng thời, tuy lên tiếng đề cao các đức tính cao quý nhất, khó
khăn nhất của Ki tô là tình thương, trinh khiết và khổ hạnh, ông vẫn bị coi
như là một kẻ vô thần, quỷ quái và phá hoại. Có lẽ vì thế mà vào một thời
đại thiên hạ còn say mê thuyết Hegel với những hệ thống biện chứng, luận

lý, sử hóa, hay triết lí tôn giáo kiểu Schleiermacher

[9]

, hoặc kiểu Schelling,

thoạt đầu chủ thuyết của ông hoàn toàn thất bại. Suốt hơn ba mươi năm trời,
là một giáo sư không môn đệ, một nhà văn không độc giả, ông sống cô lập,
càng thêm chua chát, bản tính đã yếm thế lại càng yếm thế vì những cay
đắng ê chề, đã ngạo ngược lại càng ngạo ngược tự tin mình hơn hẳn bất cứ
ai. Năm 1818 cuốn Thế gian như thể ý chí và biểu tượng mà ông tin sẽ làm
thiên hạ kinh ngạc, lại rơi vào lãnh đạm. Lớp của ông ở Đại học Berlin mà
năm 1819 ông được chấp nhận là thầy dạy tư, chả được bao năm thính giả
(tất cả có chín người) khiến ông phải bỏ dạy ngay từ tháng 8/1820. Các tiểu
luận khác của ông như: Ý chí trong thiên nhiên, Hai vấn đề căn bản của
Đạo đức học
(Francfort, 1841), các tái bản lần thứ nhất của cuốn Thế gian
và tập văn thời còn trẻ là cuốn: Căn số bậc tư của Nguyên tắc Túc Lí đều
chẳng ai buồn đọc.

Trái lại, các triết lý giản dị, trực tiếp này, viết bằng một ngôn ngữ sáng

sủa và một lối văn sắc sảo, được bồi bổ bằng mọi văn hóa Hy Lạp, La Tinh,
Ấn Độ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia và Đức, sử dụng kĩ thuật ít lôi thôi,
dựa thẳng vào kinh nghiệm hoặc ngoại giới, hoặc nội tại, nếu không hấp
dẫn được các kỹ thuật gia triết học, các chuyên gia khó tính của các viện
Đại học, thì lại đủ để lội cuốn các giới độc giả trung bình có một học vấn
vững chãi. Nó đặt họ đối diện ngay với các bấn đề sinh tử đánh thẳng vào
lòng bất cứ con người nào: như sinh hoạt, định mệnh, đời sống, cái chết của
họ, như tình ái, đàn bà, v.v...

Vì thế, cho nên ngay khi vào một thời mà người ta bắt đầu chán ngấy

các bộ máy siêu hình vĩ đại, Schopenhauer trực tiếp ngỏ lời với đại chúng,
bên ngoài bộ máy kỹ thuật, trong một loạt tiểu luận văn nghệ như: Phụ
khoản và Số thừa
(tháng 11/1851) ông bình luận rất linh hoạt các đề tài chủ
yếu của ông như: các tương quan giữa lí tưởng và thực tế, định mệnh cá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.