chủ yếu, mà là một trừu tượng. Ở đó chả có gì tác động. Nó chẳng phải là
một cứu cánh tự tại, chẳng phải là dụng cụ để thực hiện một cứu cánh phổ
quát cho Thượng đế hay Thánh thần. Nhất là khi ý chí căn bản lại không có
ý định, cũng chẳng có cứu cánh. Vì thế cho nên triết lý chỉ quan tâm đến cá
thể đau khổ, đến sự cứu rỗi của cá thể, cứu rỗi mà chỉ cá thể mới đảm đang
được bằng một sáng kiến độc lập. Đô thị của Chúa như thể hủy diệt thế giới
hiện tượng chỉ là kết quả của những hành động riêng tư của mỗi người,
hành động trực tiếp phát xuất từ cái tự do tuyệt đối hiện thân ở hắn, hành
động chẳng phải nhắm vào tha nhân, mà vào chính cái thái độ của mình đối
với chính mình, như khổ hạnh, trinh khiết, nhằm đưa con người đến một
trạng thái siêu thoát và xuất thần. Đành rằng cá nhân phải khắc phục được
cá tính của mình, nhưng sự khắc phục này muốn hoàn toàn, cá nhân phải
diệt trừ được cái muốn đến mức hoàn toàn, tiêu diệt chủng loại. Do đó,
nhân loại, xét chung, chả đưa lại được gì và cũng chả đưa đến đâu.
Sự đồng thời tiêu diệt trở thành và nhân loại này rốt cuộc đưa đến kết
quả là hoàn toàn xóa bỏ ý niệm tiến bộ tập thể, triệt để phủ nhận mọi giá trị
và ý nghĩa siêu hình của lịch sử, từ bỏ mọi triết lí dù chỉ hơi nhuốm mùi sử
hóa: “Tất cả các triết thuyết dưới hình thức sử, tất cả, dù có thể uy nghi đến
đâu chăng nữa, cũng đều là như thể không từng có Kant
[5]
: chúng đều cho
thời gian là một dặc tính cố hữu của sự vật tự tại; vì thế chúng vẫn chỉ
quanh quẩn trong vòng các hiện tượng đối chiếu với hữu thể tự tại...” Vì thế
cho nên “chúng tôi không đến để kể chuyện lịch sử và lấy nó làm triết lý.
Chúng tôi thiển nghĩ khi tưởng rằng có thể dùng các phương pháp lịch sử để
giải thích bản tính của thế gian dù các phương pháp ấy có được ngụy trang
khéo léo đến đâu chăng nữa, người ta vẫn đi ngược hẳn với triết học: và đây
là cái lỗi mà người ta rơi vào ngay khi trong một lý thuyết về bản tính phổ
quát tự tại, người ta lại đề ra một trở thành, dù là hiện tại, quá khứ hay
tương lai, khi mà cái trước và cái sau có đóng một vai trò trong đó, dù chỉ là
một vai trò tầm thường nhất đời, khi mà sau đó người ta lại thừa nhận, dù
công khai hay lén lút, trong định mệnh thế gian có một khởi điểm và một
chung điểm, rồi một con đường nối hai điểm ấy và trên con đường ấy, cá
nhân, bằng triết lý, khám phá ra được cái nơi mà nó đã đạt đến.”