Vì rằng sự biểu thị của cái muốn trong hình thức đời sống và thực tế
chỉ ở trong hiện tại mà thôi. Tương lai và quá khứ chỉ là những ý niệm cho
tri thức của chúng ta vốn dĩ lệ thuộc nguyên tắc lí trí. “Không ai từng sống
trong quá khứ và sẽ sống trong tương lai: chỉ so hiện tại là hình thức của
mọi đời sống.” Hiện tại là thực thể duy nhất mà không có gì có thể cướp
giật được của con người. Quá khứ của giống người, của hàng triệu triệu con
người đã từng sống trong quá khứ ấy, cũng như quá khứ của ta, ngay cả quá
khứ mới đây nhất, là một giấc mơ trống rỗng của tưởng tượng. Thực tại,
chính là cái hiện tại vĩnh cửu của ý chí và đời sống, thờ ơ với các hiện
tượng liên tiếp diễn ra; nhưng hình thức biểu thị phân tán nó trong cá nhân
thành một chuỗi điểm hiện tại mà ngoài ra, đối với từng cá nhân một, tất cả
đều chìm trong cái không hư của quá khứ, trong khi ở họ cái hiện tại vĩnh
cửu ấy vẫn tồn tại. Kẻ nào tự hỏi: Tại sao cái hiện giờ của đời ta lại chính là
hiện giờ? Kẻ đó lý hội rằng đời sống của mình và thời gian của mình là hai
cái biệt lập nhau, rằng đời mình ngẫu nhiên bị vứt vào giữa thời gian, rằng
có hai cái hiện giờ, một cái thuộc khách thể, một cái thuộc chủ thể, rằng
mình phải lấy làm mừng là ngẫu nhiên đã trùng hợp chúng. Nên với câu
hỏi: Quid fuit? (Cái gì đã là?) phải đáp Quid est (Cái ấy là) và với câu hỏi:
Quid erit? (Cái ấy sẽ là?) phải đáp Quid fuit (Cái đó đã là).
*
* *
Khai trừ các ý niệm nhân loại, trở thành, tiến bộ, lịch sử, biện chứng,
căn cứ trực tiếp vào một kinh nghiệm riêng biệt về hiện tại sống, tiếp diễn
cảm thức bằng cái hiện tại nối lại cái ý chí vĩnh cửu, Schopenhauer chối bỏ
toàn thể, một đằng các chuyết lưu xuất và sa đọa, một đằng các chủ thuyết
của Fichte
[6]
, của Schelling
[7]
, và tất nhiên nhất là Hegel
[8]
. Ngay từ năm
1818, vì kịch liệt phản đối triết học suy lý lúc đó đang thịnh, ông được coi
như một thứ hiện sinh, chống đối các “hệ thống” suy luận gọi là “khoa
học”, là lịch sử cụ thể hóa, một triết lí đời sống, cảm động, cụ thể và bóng
bẩy, theo lời Jaspers, thuộc loại tiên tri. Chua chát và chả mấy lúc với lời lẽ
châm biếm thóa mạ, ông thách thức toàn thể triết học Đức đương thời: “Cái