vọng, cái lạc thú ấy còn đầy đủ hơn cái mỹ cảm vô vạn lần, vì chưng ở đây
ý chí chẳng phải chỉ được trấn dịu một lúc, mà đã được dập tắt hẳn, ngoại
trừ cái tinh lực cuối cùng cần thiết để duy trì thể xác. Sau khi chiến đấu đã
nhiều, khi chỉ còn là chủ thể thần túy của tri thức, chỉ còn là tấm gương
bình thản của thế gian, con người lúc đó mới được giải thoát khỏi đau khổ:
“Không còn gì giày vò được nó, không còn gì xúc động được nó, vì tất cả
hàng ngàn hàn vạn sợi dây kia của ý chí ràng buộc ta với thế gian, như
tham, ghen sợ, sân,... không còn mãnh lực gì đối với nó. Nó đã dứt bỏ được
mọi ràng buộc ấy. Với nụ cười trên môi, nó bình thản nhìn cái trò hề thế
gian trước kia đã từng làm nó xúc động phiền đau, nhưng giờ đây khiến nó
dửng dưng; nó nhìn tất cả như thể những quân cờ khi chơi xong ván, hoặc
như khi, sáng ra, nó nhìn các đồ ngụy trang vứt bừa bãi, mà suốt đêm hội đã
là nó thắc mắc xôn xao.” Đó là thần bí thuyết mà chính tác giả đã mang đối
chiếu với niết bàn Phật giáo và với một số hình thức khổ hạnh Ki tô giáo.
Đặc tính của chủ tuyết này, đó là một triết lý về nội tại và thường hằng,
triệt tiêu sự trở thành không những của vật chất mà của cả tinh thần. Vì
chưng trở thành, với thời gian, chỉ là một hiện tượng hư ảo phát sinh từ hình
thức biểu thị, thì là sao nó có thể phát sinh được bất cứ cái gì gọi là thật
được? Vì chưng ý niệm là khách thể hóa bất dịch của ý chí vĩnh cửu, làm
sao nó có thể dấn thân vào trở thành để tự cấu tạo theo một cách thức nào
được? Vốn chỉ là nơi trụ của khổ cực, khô khan, phi lý và không thể thỏa
mãn, nên trở thành chẳng sản xuất được gì mà cũng chẳng đi đến đâu. Đó là
một sự theo đuổi vô cùng tận những hiện tượng trong đó con người đi
không có hạn kỳ, không có mục đích, như con sóc trong lồng. Sự trở thành
của nhân loại chẳng phải lên, chẳng phải xuống, mà là lập lại vô bổ cũng
những ảo tưởng ấy, cũng những đau khổ ấy. Tượng trưng cho nó là bánh xe
Ixion
[3]
, là công dã tràng của Sisyphe
[4]
.
Đi đôi với sự khô khan ấy của trở thành là một sự phá giá của khái
niệm nhân loại như một tập thể tập hợp. Đành rằng con người là khách thể
hóa cao nhất của ý chí. Đành rằng chính ở con người mà rốt cuộc ý chí có
thể tự chiêm nghiệm và tự diệt. Nhưng chính trong cái nội giới của các cá
thể, phép lạ kia mới thể hiện được. Nhân loại không phải là một thực thể