SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 6

“…

C

hết là cái phút giải thoát của bản tính riêng biệt của cá tính, cái

bản tính chẳng phải làm cái nhân thâm hậu nhất cho bản thể ta, mà đúng ra
phải coi như một sự lạc lõng của bản thể… Vẻ bình thản trên nét mặt của
phần lớn những người chết hình như phát xuất từ đó… Nói chung cái chết
của mọi người thiện đều thanh thản nhẹ nhàng… Cái kiếp sống mà chúng ta
biết, họ vui vẻ từ bỏ: cái mà họ thu hoạch được thay cho đời sống đối với
chúng ta chả là gì cả, vì kiếp sống của chúng ta, so với kiếp sống kia chả là
gì cả. Phật giáo mệnh danh kiếp sống đó là Niết bàn, nghĩa là tịch diệt…”

“…

N

ếu giờ đây, ta nhìn sâu vào cái náo nhiệt của đời sống, ta thấy mọi

con người bị giày vò bởi những đau khổ lo âu của kiếp sống này, ra sức
thỏa mãn các nhu cầu vô tận… để không mong mỏi gì hơn là bảo tồn cái
kiếp sống cá nhân quằn quại trong một thời gian ngắn ngủi. Thế mà giữa
cảnh hỗn loạn ấy, ta bắt gặp bốn mắt giao nhau đầy thèm muốn của đôi
nhân tình. Nhưng tại sao lại phải nhìn trộm, sợ sệt, lén lút? - Bởi vì đôi nhân
tình kia là những kẻ phản bội thầm lén tìm cách lưu tồn tất cả cái khốn khổ
mà nếu không có họ thì tất phải chấm dứt; họ muốn ngăn cản không cho
chúng dứt; cũng như các kẻ giống họ từng làm trước họ…”

Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết (rút trong tập Thế giới như là ý

chí và biểu tượng) là kiệt tác triết học của Arthur Schopenhauer trong
đó triết gia đưa ra một cách vừa hài hước vừa thấm thía buồn đau
những suy tưởng sâu xa nhất về bản chất của sự yêu và sự chết của
nhân loại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.